Đồng chí Phạm Minh Chính giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh

GD&TĐ - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 28/7, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội danh sách Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông Nghị quyết phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Kết quả biểu quyết qua hệ thống biểu quyết điện tử cho thấy, có 470/470 đại biểu Quốc hội (chiếm 94,19% tổng số đại biểu Quốc hội) tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Như vậy, với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Theo Nghị quyết, đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Các đồng chí: Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao giữ chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được biểu quyết thông qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.