Chính sách là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chính sách phát triển khoa học công nghệ trong trường đại học là hành lang pháp lý quan trọng để các trường đại học thực hiện các hoạt động. 

Chính sách phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển trong giáo dục đại học.
Chính sách phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển trong giáo dục đại học.

Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong cơ sở giáo dục đại học, như một luồng gió mới thúc đẩy, tạo đột phá để hoạt động nghiên cứu khoa học trong các nhà trường hiệu quả, thiết thực và có nhiều đóng góp cho xã hội.

Thực tế đòi hỏi

Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ GD&ĐT, ông Trịnh Xuân Hiếu, cho biết: Hiện nay, Bộ GD&ĐT quản lý trực tiếp hoạt động KH&CN của 43 đại học, trường đại học, học viện và trường cao đẳng sư phạm, viện nghiên cứu. Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT hiện chiếm 38% tổng số tiến sĩ trong 235 cơ sở giáo dục đại học cả nước.

Tuy số lượng cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT chỉ chiếm 18,2% số lượng cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, nhưng lực lượng cán bộ KH&CN lại chiếm đến 33% và có chất lượng tốt, đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động KH&CN chung của cả nước. Điều này cho thấy các trường đại học đã rất tích cực triển khai các hoạt động KH&CN.

Hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực tế hoạt động ở các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) cho thấy, dù theo định hướng nghiên cứu hay ứng dụng, đều phải thực hiện hai nhiệm vụ là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhưng hiện nay nguồn thu từ chuyển giao công nghệ ở các CSGDĐH gần như không có. Điều này dẫn đến hạn chế về nguồn lực để tái đầu tư phát triển các hoạt động KH&CN trong các nhà trường.

Công bố quốc tế mặc dù đã tăng mạnh những năm gần đây nhưng vẫn còn khiêm tốn, xếp hạng đại học Việt Nam tuy thăng hạng nhưng chưa thực sự tương xứng so với tiềm lực. Những khó khăn về chính sách cũng như cơ chế chưa đáp ứng để giúp các trường tăng động lực, đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tăng số lượng công bố quốc tế, thu hút cả nhân tài người Việt trở về và chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam hợp tác.

Để triển khai hiệu quả hoạt động KH&CN trong các CSGDĐH hiệu quả, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến từ nhiều nhà khoa học và quản lý các trường đại học về việc cần ban hành những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động KH&CN trong các CSGDĐH,thực hiện linh hoạt phương thức để nâng cao tính hiệu quả.

Nhiều sinh viên đã trưởng thành từ các phong trào nghiên cứu khoa học.

Nhiều sinh viên đã trưởng thành từ các phong trào nghiên cứu khoa học.

Từ khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, khuyến khích sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, cũng như khuyến khích khai thác tài sản trí tuệ, phân chia lợi ích khi chuyển giao kết quả nghiên cứu với doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ... là những việc cần làm và hết sức cần thiết đối với hoạt động phát triển KH&CN.

Tăng tính chủ động

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong CSGDĐH được giới khoa học cho là thỏa cơn khát mong đợi chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KH&CN. Trong số nhiều nội dung, Nghị định đã quy định về tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN trong CSGDĐH, đã thực sự tạo luồng gió mới thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, chất lượng.

Ý kiến của nhiều trường đại học đều cho rằng Nghị định đã thực sự đi vào cuộc sống, đưa vào nhiều nội dung mà các CSGDĐH mong chờ như quy định CSGDĐH được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển của CSGDĐH. Doanh nghiệp trong CSGDĐH đủ điều kiện theo quy định được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Chính sách là động lực để các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh hoạt động KH&CN hiệu quả và chất lượng.

Chính sách là động lực để các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh hoạt động KH&CN hiệu quả và chất lượng.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng: Nghị định quy định rất rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như nguồn lực để nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong CSGDĐH; hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong CSGDĐH; phát triển tiềm lực KH&CN trong CSGDĐH; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

PGS.TS Phạm Tiết Khánh – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Trà Vinh đồng tình với quan điểm mở của Nghị định 109 khi quy định: CSGDĐH công lập được góp vốn bằng tài sản trí tuệ là kết quả nhiệm vụ KH&CN có nguồn gốc ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để liên doanh, liên kết nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về KH&CN, quản lý, sử dụng tài sản công, sở hữu trí tuệ,... và pháp luật có liên quan khác.

Còn PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương lại đánh giá cao yêu cầu gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, khuyến khích đẩy mạnh hợp tác giữa CSGDĐH với doanh nghiệp. Trong đó có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm KH&CN của CSGDĐH. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghị định quy định về hoạt động KH&CN trong CSGDĐH tập trung đột phá về cơ chế tài chính; thành lập doanh nghiệp trong CSGDĐH theo mô hình spin-off, start-up; ưu tiên đầu tư cho một số CSGDĐH định hướng nghiên cứu, một số CSGDĐH đã được xếp hạng trong bảng xếp hạng 1.000 trường đại học danh tiếng của thế giới và 500 trường tốt nhất châu Á;

Chú trọng xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh mang tính dẫn dắt; tăng cường phát minh sáng chế; tăng cường nguồn thu cho Quỹ phát triển KH&CN và Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của CSGDĐH; đẩy mạnh vai trò tư vấn, chuyên nghiệp hóa hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của tổ chức quản lý KHCN trong CSGDĐH.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.