Chiều 8/11, Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi)

Quy định về học phí và cơ chế thu học phí là một nội dung được Quốc hội thảo luận. Ảnh minh hoạ
Quy định về học phí và cơ chế thu học phí là một nội dung được Quốc hội thảo luận. Ảnh minh hoạ

Trước thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục; giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Một số điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là bổ sung các quy định nhằm xây dựng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, hướng nghiệp - phân luồng và xây dựng xã hội học tập;

Quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non từ trung cấp lên CĐ sư phạm; phân biệt phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục bắt buộc;

Quy định rõ về học phí và cơ chế thu học phí; sửa đổi căn bản, toàn diện quy định về Chương trình giáo dục phổ thông, SGK - căn cứ vào Nghị quyết số 88 của Quốc hội, Nghị quyết số 29 của Đảng, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế đang được các nước phát triển áp dụng.

Quy định rõ về khung pháp lý của các loại hình nhà trường như công lập, tư thục, dân lập và bổ sung loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận. Quy định đề cao vai trò của Hội đồng trường trong quản trị cơ sở giáo dục.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục (Chương 7). Bổ sung 01 điều mới vào Chương 1 (Điều 14) về giáo dục hòa nhập cho đối tượng yếu thế. Thay đổi căn bản về chính sách tín dụng sư phạm (Điều 83)…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.