Chiến tranh khó tránh khỏi khi Lãnh tụ tối cao Iran bác bỏ thỏa thuận hạt nhân

GD&TĐ - Israel đã chuẩn bị tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân Iran khi các cuộc đàm phán đi vào bế tắc.

Chiến tranh khó tránh khỏi khi Lãnh tụ tối cao Iran bác bỏ thỏa thuận hạt nhân

Ngày 20 tháng 5 năm 2025, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cho biết các cuộc đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ khó có thể dẫn đến một thỏa thuận, đồng thời gọi những yêu cầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump là "vô lý" và nhấn mạnh đường lối độc lập của Tehran.

Những lời của ông Khamenei, được Bloomberg đăng tải, là phản ứng trước những tuyên bố gần đây của tổng thống Mỹ về tiến triển trong đối thoại.

Việc Iran từ chối thỏa hiệp về việc làm giàu uranium và lập trường cứng rắn của Tehran làm nổi bật cuộc khủng hoảng sâu sắc trong quan hệ với Hoa Kỳ, đe dọa leo thang căng thẳng.

Phát biểu với các giáo sĩ ở Tehran, Đại giáo chủ Khamenei bác bỏ khả năng đồng ý điều kiện quan trọng của Hoa Kỳ ngừng hoàn toàn hoạt động làm giàu uranium.

“Iran sẽ không khuất phục trước sự sai khiến của các thế lực bên ngoài. Chương trình hạt nhân của chúng tôi là vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia", ông Khamenei nói, đồng thời cho biết thêm rằng các cuộc đàm phán với Washington trong quá khứ đã thất bại và không có khả năng sẽ được sớm nối lại.

Theo Reuters, những lời của ông Khamenei được đưa ra để đáp lại một lá thư do Tổng thống Trump gửi vào tháng 3 năm 2025, trong đó Washington đặt ra thời hạn 60 ngày để đạt được thỏa thuận. Thời hạn đó đã hết và các cuộc đàm phán, kéo dài trong 38 ngày đã không tạo ra được bước đột phá.

Quan điểm của Iran làm phức tạp thêm những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Mỹ nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân đã sụp đổ vào năm 2018.

Theo tờ The New York Times, Hoa Kỳ đang thúc đẩy các hạn chế cứng rắn đối với chương trình hạt nhân của Iran, bao gồm việc ngừng làm giàu uranium lên cấp độ vũ khí và tăng cường giám sát chặt chẽ hơn của IAEA.

Đổi lại, Iran yêu cầu dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt và đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Như hãng tin Al Jazeera lưu ý, Tehran coi chương trình hạt nhân là một biện pháp răn đe và tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là trước mối đe dọa từ Israel.

aqagn4wf2l1sil0pyrv8kmyf-7swjpz-mgkk3dwevh-kd-lia0t7mbdawrzcgijuvcpfbs2aou09w8z5r2eyjbwtfcq.jpg
Israel đã sẵn sàng tấn công Iran sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ.

Căng thẳng gia tăng sau khi CNN đưa tin tình báo mới của Hoa Kỳ cho biết Israel đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra vào các địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm tổ hợp Natanz và Fordow.

Nguồn tin trong chính quyền Mỹ bày tỏ lo ngại rằng động thái như vậy có thể gây ra một cuộc xung đột toàn diện, liên quan đến các đồng minh của Iran như Hezbollah và Syria.

Theo tờ Jerusalem Post, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang chịu áp lực từ bên trong, đòi hỏi phải có hành động quyết liệt chống lại Iran, đặc biệt là sau khi Tehran tuyên bố đã đạt được tiến triển trong việc làm giàu uranium lên 60%.

Ở Iran, lập trường của Đại giáo chủ Khamenei đã nhận được sự ủng hộ. Những người bảo thủ Iran, chiếm ưu thế trong quốc hội, gọi những yêu cầu của Hoa Kỳ là "thực dân" và kêu gọi đẩy nhanh phát triển hạt nhân, Press TV đưa tin.

Theo IAEA, Iran đã tăng kho dự trữ uranium làm giàu thêm 20% vào năm 2024, điều này đang gây lo ngại cho phương Tây.

Tuy nhiên như tờ The Washington Post lưu ý, các lệnh trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ áp đặt tiếp tục gây sức ép lên Iran, khiến lạm phát dự kiến ​​sẽ đạt 40% vào năm 2024 và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã vượt quá 25%.

Tên lửa đạn đạo Air LORA đã được Israel sử dụng trong đợt tấn công mới nhất nhằm vào Iran.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ