Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam

Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam

(GD&TĐ) - Chiều nay (20/11), tại Bảo tàng Phòng không không quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, TP Hà Nội đã tổ chức Họp báo giới thiệu về Hội thảo khoa học "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam".

Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam ảnh 1
Quang cảnh Họp báo

Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm trận đánh lịch sử này.

"Càng lùi xa, càng thấy những ý nghĩa, giá trị lịch sử của trận đánh này" - lãnh đạo Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng nói về cuộc hội thảo khoa học mang tầm cỡ quốc gia sẽ diễn ra ngày 28/11 tới, tại Hà Nội.

Tại cuộc họp báo chiều nay, Cục Tuyên huấn cho biết, dù đã có những cuộc hội thảo quy mô khác nhau về trận đánh này, nhưng đây là lần đầu tiên, những nhân chứng lịch sử từng trực tiếp chỉ huy, tham gia chiến dịch về mọi khía cạnh (chỉ đạo chiến lược, bộ đội tên lửa, bộ đội phòng không, rađa, bộ đội tự vệ....) sẽ cùng có mặt tại hội thảo, như thành phần trung tâm, để tái hiện chân thực 12 ngày đêm chiến đấu.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", hội thảo khoa học sẽ tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn:

Khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với chiến dịch;

Phân tích và làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa thắng lợi của chiến dịch với thắng lợi trên chiến trường miền Nam và chiến trường 3 nước Đông Dương trong năm 1972 đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân Mỹ và quân các nước đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam;

Khẳng định chiến thắng của chiến dịch là đỉnh cao của cuộc đụng đầu lịch sử giữa lực lượng phòng không, không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng không quân Mỹ;

Làm sáng tỏ chiến thắng của chiến dịch là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân bảo vệ miền Bắc, đỉnh cao của chiến tranh nhân dân đất đối không, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ;

Phân tích những nguyên nhân cơ bản của thắng lợi, đúc rút bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, phát huy hiệu quả những kinh nghiệm đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc....

Một trong những khách mời quan trọng và đặc biệt của hội thảo là nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Bà sẽ trao đổi tại hội thảo những vấn đề liên quan của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không, cho đến ký kết Hiệp định Paris 1973.

Được biết, hiện đã có 320 đại biểu đăng ký tham dự và 70 tham luận của các đại biểu gửi về để Ban tổ chức lựa chọn trình bày tại Hội thảo.

Tin & ảnh: Lộc Hà

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.