Chiến sĩ quân hàm xanh nỗ lực gieo chữ, xóa mù trên địa bàn biên giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trên nhiều địa bàn biên giới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã và đang đồng hành cùng các lớp học xóa mù chữ, lớp học tình thương để dạy chữ cho người dân.

Đại úy Hồ Văn Hữu (thời điểm đó là Thượng úy) dạy các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ lớn tuổi trên địa bàn. Ảnh: VH.
Đại úy Hồ Văn Hữu (thời điểm đó là Thượng úy) dạy các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ lớn tuổi trên địa bàn. Ảnh: VH.

Lớp học đặc biệt ở biên giới Hướng Hóa

Năm 2023, Đại úy Hồ Văn Hữu về nhận công tác tại đồn Biên phòng Ba Tầng với chức trách là Đội trưởng Đội vận động quần chúng. Vì là người dân tộc Vân Kiều, nên rất hiểu về phong tục, tập quán của người dân địa phương và những chuyến đi cơ sở của anh như là về nhà mình.

Do đó qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, anh phát hiện có rất nhiều phụ nữ lớn tuổi trên địa bàn 2 xã Ba Tầng và A Dơi thuộc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chưa biết chữ. Lý do vì họ hầu hết đều là người Lào xâm cư mới được nhập quốc tịch Việt Nam vào năm 2018, đặc biệt là các bản biên giới của xã A Dơi.

Và chính điều đó đã thôi thúc anh báo cáo và tham mưu với lãnh đạo đơn vị tổ chức các lớp xóa mù chữ. Để tổ chức các lớp học, Đồn Biên phòng Ba Tầng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 xã Ba Tầng và A Dơi khảo sát, lập danh sách và vận động chị em phụ nữ trên địa bàn tham gia.

Được biết, lớp học đầu tiên Đại úy Hữu đứng lớp có hơn 30 học sinh “đặc biệt” vì hầu hết tuổi đã cao, có người hơn 50 tuổi. Ban đầu ai cũng e ngại, mặc cảm nhưng càng học, các chị càng hăng say vì sau mỗi buổi học, các chị bắt đầu nhận diện được con chữ, làm quen với các con số và các phép tính.

Tiếng lành đồn xa, nhiều phụ nữ khác trên địa bàn 2 xã A Dơi, Ba Tầng ban đầu tự ti, mặc cảm, đến nay đã mạnh dạn đăng ký đi học lớp xóa mù chữ do thầy Hữu đứng lớp. Đến nay đã bế giảng 3 lớp/136 học viên, các chị em cơ bản biết đọc, viết.

Tháng 3/2023, anh Hữu được đơn vị giao nhiệm vụ phối hợp với nhà trường trên địa bàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 xã tiếp tục rà soát, lập danh sách và đề xuất mở thêm các lớp xóa mù chữ, đồng thời phát triển, mở rộng thêm các đối tượng học viên. Hiện tại những người lính Biên phòng đang phối hợp với các trường trên địa bàn 2 xã tiếp tục duy trì 2 lớp/44 học viên.

Đại úy Hồ Văn Hữu tâm sự: “Khóa học có thời gian biểu 3 - 4 buổi/tuần, học vào ban đêm và hoàn thành sau 6 tháng. Kết thúc khóa học, các chị rất phấn khởi và tự tin khi đã đọc được, viết được và làm được các phép tính cơ bản trong phạm vi hàng nghìn”.

Gần 70.000 người được xóa mù chữ

Tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2030 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 11 vừa qua, Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP cho biết, năm 1992 Bộ GD&ĐT và Bộ Tư lệnh BĐBP đã ký Chương trình phối hợp số 4641/CTPH ngày 30/7/1992 về thực hiện “Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ” ở các xã vùng cao biên giới, hải đảo.

Một buổi học tại lớp học xóa mù chữ do cán bộ đồn Biên phòng Ba Tầng trực tiếp tham gia giảng dạy. Ảnh: VH.

Một buổi học tại lớp học xóa mù chữ do cán bộ đồn Biên phòng Ba Tầng trực tiếp tham gia giảng dạy. Ảnh: VH.

Năm 2011, hai Cơ quan ký kết Chương trình số 920/CTr-BGDĐT-BTLBP ngày 05/9/2011 về phối hợp đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo (giai đoạn 2011- 2015).

Qua hơn 10 năm thực hiện chương trình phối hợp đã có gần 70.000 người được xóa mù chữ, hơn 80.000 em được phổ cập giáo dục tiểu học, gần 50.000 học sinh bỏ học được vận động trở lại trường, đặc biệt đã xóa được trên 40 thôn, bản “trắng” về giáo dục, trong đó có phần đóng góp của cán bộ chiến sỹ BĐBP và các thầy, cô giáo đang làm nhiệm vụ trên các tuyến biên giới, biển, đảo.

Năm 2018, hai cơ quan tiếp tục ký Chương trình phối hợp số 633/CTrBGĐT-BTLBP ngày 02/3/2018 về “Đẩy mạnh công tác xây dựng xã hội học tập” ở địa bàn biên giới, hải đảo (giai đoạn 2018-2025).

Hiện nay các đơn vị BĐBP đang phối hợp với ngành giáo dục và địa phương tiếp tục duy trì trên 30 lớp học xóa mù chữ, lớp học tình thương với trên 700 học viên là đồng bào dân tộc khu vực biên giới, biển, đảo tham gia; vận động hơn 6.000 học sinh bỏ học trở lại trường. Kết quả trên đã góp phần cùng với địa phương tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội, bình đẳng trong học tập; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ở khu vực biên giới, biển, đảo.

Bên cạnh đó, trước thực trạng nhiều con em đồng bào các dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phải bỏ học giữa chừng, Bộ Tư lệnh BĐBP triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các em học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường, như:

Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng” (triển khai từ năm 2016) hằng năm hỗ trợ hơn 3.000 cháu (trong đó có khoảng gần 200 cháu ở khu vực biên giới nước bạn Lào, Campuchia), với mức 500 nghìn đồng/tháng đến khi học hết lớp 12; các đồn Biên phòng trực tiếp nhận nuôi gần 400 cháu tại đồn. Đến nay, tổng kinh phí cho Chương trình khoảng gần 100 tỷ đồng, từ nguồn vận động cán bộ, chiến sĩ BĐBP trực tiếp ủng hộ và một số tổ chức, cá nhân hỗ trợ.

Năm 2022, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Bộ Tư lệnh BĐBP được Bộ Quốc phòng giao chủ trì triển khai thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, đã triển khai nhận đỡ đầu 5.437 cháu và nhận nuôi 400 cháu học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, với nguồn kinh phí 72 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.