Chiến sĩ duy nhất sống sót vụ rơi trực thăng Mi-171 hồi phục kỳ diệu

"Chúng tôi cứ hy vọng đến một ngày, Dương sẽ phục hồi. Nay cháu đã có thể nói, cử động nhẹ, đó là điều kỳ diệu nhất”, cậu của chiến sĩ Dương nói.

Thượng úy Dương đã tỉnh lại sau gần 4 tháng được chăm sóc cứu chữa tại Viện Bỏng Quốc gia. Ảnh: Thúy Anh
Thượng úy Dương đã tỉnh lại sau gần 4 tháng được chăm sóc cứu chữa tại Viện Bỏng Quốc gia. Ảnh: Thúy Anh

Thượng úy Đinh Văn Dương, người duy nhất sống sót trong vụ rơi máy bay trực thăng quân sự ở Hòa Lạc (Hà Nội) ngày 7/7 đã tỉnh lại cách đây khoảng 2-3 ngày. Tin vui đó được T.S Nguyễn Hải An – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Viện bỏng Quốc gia thông báo.

Hiện tại, thượng úy Đinh Văn Dương đã được rút ổng thở, anh có thể trò chuyện với mọi người, ăn được cháo và trí nhớ phục hồi trở lại. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe anh Dương vẫn còn rất yếu.

Hiện thượng úy Dương đang nằm ở phòng cách ly tại khu vực cấp cứu, phòng điều trị được đảm bảo vô trùng nhất với các phác đồ điều trị tích cực. 

Sau vụ tai nạn máy bay, tiên lượng về chiến sĩ Dương rất xấu, bị đa chấn thương, bỏng lửa 53%, bỏng hô hấp. Đến nay, trên khắp cơ thể anh, các vết bỏng đang trong quá trình bong tróc. Vì thế, việc chiến sĩ Dương tỉnh lại là tin không gì vui hơn đối với gia đình, đơn vị và rất nhiều người quan tâm đến anh.

Ông Trịnh Văn Hảo, cậu ruột của chiến sỹ Đinh Văn Dương cho biết: “Dương đã tỉnh lại từ nhiều tuần trước. Nhưng lúc đấy chưa thể cử động được nhưng Dương có thể nghe và hiểu người bên cạnh nói chuyện. Chúng tôi cứ hy vọng đến một ngày, Dương sẽ phục hồi. Nay cháu đã có thể nói, cử động nhẹ, đó là điều kỳ diệu nhất”.

Thượng úy Ngô Văn Hiểu - Chính trị viên, Đại đội đặc công, Tiểu đoàn đặc công 18, Bộ Tư lệnh Thủ đô – người chăm sóc trung úy Dương từ khi được đưa vào viện đến nay cho biết: “2, 3 ngày nay, hôm nào tôi cũng trò chuyện với anh còn trước đó, lúc nào anh Dương luôn trong trạng thái hôn mê, lúc tỉnh, lúc không. Đã không ít lần chúng tôi tuyệt vọng bi quan khi cứ nhìn các đồng đội khác ra đi, còn Trung úy Dương cứ chìm trong hôn mê”.

Chị Nguyễn Thị Hải (30 tuổi) – vợ thượng úy Dương thấy chồng đã tỉnh lại, chị mừng quá không biết nói điều gì. Sau khi chồng bị tai nạn được 2 hôm thì chị Hải sinh con. Mỗi ngày, dù con mới gần 4 tháng tuổi nhưng chị ngày nào cũng vào viện bên cạnh chăm sóc và trò chuyện.

Cho đến nay, thượng úy Dương đã được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia gần bốn tháng, trong đó có 100 ngày hôn mê hoàn toàn. Anh đã trải qua 17 lần phẫu thuật, bị mất hai chân, 10 ngón tay, và gương mặt cũng bị khiếm khuyết đi đôi phần.

Được biết thượng úy Dương có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố anh mất sớm, mẹ già gần 60 tuổi, vợ còn trẻ, 2 đứa con còn nhỏ, cháu đầu tên là Đinh Thị Hải Yến mới 4 tuổi, cháu thứ hai là Đinh Hải Anh mới 4 tháng tuổi. Quê anh Dương ở Kim Bảng, Hà Nam lên Hà Nội sinh sống phải thuê trọ ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai.

Cuộc sống trước đây đã vất vả càng khó khăn hơn khi anh Dương gặp nạn. Vợ anh – chị Hải trước đây là công nhân viên hợp đồng, nay được làm công nhân viên chính thức ở bệnh viên 108 nhưng đồng lương ít ỏi chỉ đủ trang trải chăm chồng, nuôi con.

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Dương, sinh năm 1983, chiến đấu viên tiểu đoàn 18 đặc công, Trung đoàn 916 là 1 trong 21 thành viên gặp tai nạn máy bay do sự cố kỷ thuật sáng 7/7/2014 tại thôn 11 xã Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. 20 đồng đội của anh đã hy sinh.

Các bác sĩ Viện bỏng Quốc gia cho rằng, tình trạng sức khỏe của chiến sĩ Dương khá lên từng ngày và bước đầu ổn định, các vết bỏng của chiến sỹ Dương đang phục hồi nhưng không cho phép chủ quan.

Theo giadinh.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.