Chiến dịch CON MA TRỐT trong sự kiện 30/4/1975

Trong chuỗi sự kiện lịch sử 30/4/1975, trước sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Tổng thống Mỹ buộc phải ký lệnh thực hiện một kế hoạch nhằm bốc dỡ khẩn cấp những nhân sự Mỹ và những người cộng tác với Mỹ đào thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Kế hoạch ấy mang tên Operation Frequent Wind.

Bức ảnh do tác giả Hugh Van Es thực hiện vào ngày 29/4/1975 tại tòa nhà số 22 Gia Long (nay là Lý Tự Trọng, TP Hồ Chí Minh).
Bức ảnh do tác giả Hugh Van Es thực hiện vào ngày 29/4/1975 tại tòa nhà số 22 Gia Long (nay là Lý Tự Trọng, TP Hồ Chí Minh).

Theo văn hóa Việt, cụm từ này phải chuyển ngữ thành "Kế hoạch con ma trốt" mới đúng với bản chất thật của vấn đề.

“Ngày dài nhất” của Chính phủ Mỹ

Lúc 16 giờ 05 ngày 28/4/1975 (theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ J. Ford đã phải hủy cuộc họp về năng lượng dầu mỏ để triệu tập khẩn cấp một cuộc họp khác cực kỳ quan trọng liên quan đến giây phút hấp hối của chính quyền VNCH.

Cuộc họp do Tổng thống Ford chủ trì diễn ra trong căn phòng đặc biệt dưới tầng hầm của tòa Bạch Ốc với thành viên chủ chốt của Hội đồng An ninh Quốc gia (ANQG), kiêm thành viên của một nhóm có tên gọi là Washington Special Action Group -WSAG (tạm dịch là Nhóm hành động đặc biệt) do đích thân Tổng thống Mỹ trực tiếp chỉ huy, gồm: William Colby - Giám đốc Cục Tình báo TW Mỹ CIA; Jim Schlesinger - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bill Clements - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; George Brown - Tổng tư lệnh quân đội; Henry Kissinger - Cố vấn Hội đồng ANQG; Brent Scowcroft Phó Cố vấn ANQG…

Mở đầu cuộc họp, tường trình sơ lược “bàn cờ quân sự” sắp tàn ở miền Nam Việt Nam, Giám đốc CIA William Colby đề xuất: Kết thúc ngay "kế hoạch di tản người Mỹ" tại miền Nam Việt Nam.

"Kế hoạch di tản người Mỹ" mà Colby nhắc tới có mã danh là "kế hoạch OWC", thuộc nhóm tuyệt mật. OWC (Operation White Christmas) tức kế hoạch "Giáng Sinh Trắng" đã được WSAG bắt đầu thực hiện từ đầu 1973 nhằm "rút lui có trật tự và êm thấm" những công dân Mỹ và những người phục vụ cho chính quyền Mỹ ở Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Kế hoạch được thực hiện 2 bước. Bước 1 được khởi động từ ngày 6-1-1975. Những ai đang sinh sống tại miền Nam Việt Nam, Campuchia, Lào được đại sứ quán Mỹ gửi 1 quyển kinh thánh nhỏ, tức là đã nhận được tấm vé lên máy bay đi Mỹ.

Những người này được dặn dò, khi nào nhận được tín hiệu bài hát White Christmas (giáng sinh trắng) qua điện thoại là phải có mặt tại văn phòng DAO (cơ quan tùy viên quân sự của Mỹ) hoặc Đại sứ quán ngay lập tức. Họ còn được dặn dò kỹ lưỡng phải tuyệt đối giữ bí mật, không được khoe với hàng xóm về cuộc ra đi có trật tự này.

Bước thứ hai của OWC được đặt tên là OBL (Operation Baby Life), bắt đầu hoạt động ráo riết từ đầu tháng 3/1975 nhưng bắt đầu triển khai từ ngày 4/4/1975: Di tản những đứa trẻ mồ côi ở các cô nhi viện tại miền Nam Việt Nam.

Kể từ khi kế hoạch White Chistmas được triển khai cho đến thời điểm diễn ra cuộc họp khẩn bất thường của nhóm WSAG vào ngày 28/4/1975, đã có 50.493 người Mỹ và 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam (trong chiến dịch Babylift) được di tản; tức là còn khoảng 6.000 người nằm trong danh sách phải rời khỏi Sài Gòn. Sự chậm chạp này được đổ lên đầu Graham Martin - Đại sứ tại Sài Gòn.

Sau hơn 1 giờ tranh cãi, trách móc nhau, lúc 19 giờ 30 (giờ Wasington), Tổng thống Ford quyết định chuẩn y một kế hoạch tối mật mang tên "OFW” (Operation Frequent Wind), xem như đó là bước thứ 3, công đoạn cuối cùng của kế hoạch di tản, bằng đủ mọi giá phải “hốt” hết 6.000 người trong thời gian nhanh nhất. Frenquent Wind có nghĩa là “Con ma trốt”, một loại gió chướng cuốn xoáy, bốc lên trời tất cả mọi thứ trên đường đi của nó.

Cuộc tháo thân hỗn độn

Chien dich

Trong vòng 5 giờ đồng hồ, lực lượng "Diều Tha" của Mỹ đã đưa ra khỏi Campuchia gần 600 người và kết thúc chiến dịch một cách gọn lẹ, trật tự.

Từ ngày 6/1/1975, Hạm đội 7 Thái Bình Dương và hãng hàng không dân dụng Air America của CIA đã bắt đầu khởi động kế hoạch White Chistmas.

Các đơn vị tàu sân bay thuộc hạm đội số 7 Thái Bình Dương nhận được lệnh triển khai đội hình ở biển Đông để sẵn sàng thực hiện cầu không vận từ PnomPenh và Sài Gòn. Mặt khác, một lực lượng máy bay hạng nặng từ sân bay của Mỹ ở Utapao, Udong (Thái Lan) cũng sẵn sàng đợi lệnh.

Bất ngờ, đầu tháng 4/1975, tình hình chính trị ở Campuchia khiến Chính phủ Mỹ quyết định thực hiện chiến dịch OEP, tức Operation Eagle Pull (Diều Tha) nhằm di tản hết người Mỹ và người làm việc cho Mỹ tại Campuchia. Kế hoạch này được thực hiện nhanh gọn vào ngày 12/4/1975.

Lúc 6 giờ sáng 12/4/1975, tổng số tàu thuyền hải quân Mỹ được huy động cho chiến dịch lên tới gần 50 chiếc, trong đó có tàu đổ bộ chỉ huy LCC-19 USS "Blue Ridge", tàu sân bay CV-19 USS Hancock, hàng không mẫu hạm CV-41 USS Midway và tàu khu trục FF-1087 USS Kirk…

Sáng 29/4/1975, tại Sài Gòn, lực lượng "Diều Tha" chuyển thành lực lượng "Con ma trốt", bắt đầu bước vào chiến dịch di tản khẩn cấp người Mỹ và người làm việc cho Chính phủ Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, không trật tự như ở PnomPenh, quang cảnh cuộc di tản của Mỹ ở Sài Gòn hỗn độn và kinh hoàng như "ngày dài nhất".

Sau khi nghe đài phát thanh Sài Gòn phát lặp lại nhiều lần bài hát White Chistmas, không chỉ 1.600 người có trong sách di tản công dân của Mỹ, mà hàng ngàn người khác thuộc các đối tượng quan chức và thân nhân quan chức lớn nhỏ của VNCH đổ xô đến 14 điểm chuyển tiếp và 2 điểm đón của máy bay là sân thượng Tòa Đại sứ và trụ sở văn phòng DAO. Sân thượng tòa Đại sứ trở thành sân bay lên thẳng sau khi chặt hạ một cây me mọc trong sân phủ tàng.

Ngoài ra, còn có 2 điểm trực thăng đón nữa nhưng được giữ tuyệt mật, chỉ những cộng sự của CIA mới biết. Đó là sân thượng tòa nhà số 22 Gia Long (nay là Lý Tự Trọng, TP Hồ Chí Minh) và số 6 Công trường Chiến Sỹ, tức Hồ Con Rùa.

Trong giây phút hỗn độn đó, rất nhiều quan chức cao cấp Sài Gòn bỏ cả người thân để len vào sân Đại sứ quán. Đặng Văn Quang - Cố vấn An ninh của Nguyễn Văn Thiệu, là nhân vật điển hình.

Ông ta mặc chiếc áo mưa, đeo kính đen, tay đeo đầy nhẫn kim cương, nách kẹp 2 chiếc cặp da nặng, cùng gia đình đứng chen chúc trong dòng người ngoài cổng chờ được vào sân Đại sứ quán để lên máy bay.

Tom Polgar - Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn, trông thấy đã can thiệp với người lính gác để Quang được vào bên trong. Khi người lính hé cửa, Quang vội vã lách người vào, bỏ rơi cả vợ lẫn con kêu gào bên ngoài.

Đúng với ngữ nghĩa "Con ma trốt", 81 chiếc trực thăng bay liên tục 19 giờ, không chỉ hốt 6.000 người trong danh sách đã duyệt mà lẫn lộn thêm 1.000 người nằm trong danh sách bị Mỹ bỏ rơi.

7 giờ 53 sáng 30/4/1975, chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh bay ra biển, chiến dịch chấm dứt. Sự đỡ đầu của Mỹ đối với đứa con nuôi VNCH chính thức bị khai tử. Vài giờ sau, quân Giải phóng chiếm lĩnh dinh Độc Lập. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Theo CAND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.