Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có ăn cắp công nghệ nước ngoài?

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có ăn cắp công nghệ nước ngoài?

(GD&TĐ) – Bay trên bầu trời Thành Đô ở phía tây nam Trung Quốc, chiến đấu cơ hiện đại nhất Trung Quốc – chiếc J-20, được coi là một chứng cứ về khả năng công nghệ quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc. Thế nhưng chứng kiến chiếc máy bay này, có nhiều ý kiến nghi ngờ rằng nó là sản phẩm ăn cắp từ Mỹ hoặc Nga – điều mà Trung Quốc cực lực bác bỏ.

Chuyến bay thử của chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc - quốc gia thứ 3 trên thế giới sản xuất chiến đấu cơ tàng hình
Chuyến bay thử của chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc - quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Mỹ, Nga, có công nghệ tàng hình

Trang tin Wired nói rằng loạt chiến đấu cơ hiện tại của Mỹ đang phải vật lộn về những vấn đề công nhân, chi phí, lỗi thiết kế nguy hiểm.

Trước tiên là chiếc F-22 Raptor của Mỹ - chiến đấu cơ tàng hình mới nhất trị giá 66,7 tỉ USD, đã khiến phi công bị ngộ độc vì hệ thống oxy có vấn đề. Trong khi đó công nhân tại nhà máy sản xuất chiếc F-15 là Lockheed đã đình công và chưa biết khi nào chấm dứt.

Chiếc F-35 đã bị hoãn vài năm vì chi phí thiết kế và sự trì hoãn này có nghĩa rằng chi phí xây dựng hàng ngàn chiến đấu cơ mới sẽ tăng lên vài trăm tỉ USD.

Ban đầu Trung Quốc nói rằng chiếc J-20 chưa thể sẵn sàng, ít nhất là tới năm 2017 và Mỹ cho rằng thời gian phải là năm 2020 hoặc lâu hơn. Thế nhưng chuyến bay thử nghiệm mới diễn ra cho thấy những mẫu đầu tiên đã gần hoàn thành và trang tin Wired chỉ ra rằng Trung Quốc tránh việc Mỹ làm là cẩn thận thử nghiệm những chiến đấu cơ mới trong vòng hơn một thập kỷ. Thay vào đó, Trung Quốc tiến hành thực hiện những thử nghiệm ban đầu, rồi chuyển giao cho quân đội và cải tiến thế hệ tiếp theo  dựa trên phản hồi có được.

Mỹ cố gắng dùng F-15 để cạnh tranh với mẫu trên nhưng lại gặp phải những lỗi thiết kế khiến hao tổn hàng tỉ USD.

Hãng tin Wired nói rằng người Trung Quốc đang dùng động cơ nhập khẩu từ Nga cho chiếc J-20 và nói rằng điều này có thể dẫn tới các vấn đề trong tương lai và làm trì hoãn việc tung ra những chiến đấu cơ tàng hình.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng dính líu tới một tranh cãi quốc tế sau khi Mỹ kết tội và tống giam một người Mỹ gốc Ấn là Noshir Gowadia, một cựu kỹ sư máy bay thả bom B-2, vì đã làm rò rỉ bí mật cho Trung Quốc. Ông đã phải ngồi tù 32 năm.

Khi chiếc J-20 được tiết lộ, các quốc gia khác, ngờ vực về tốc độ mà người Trung Quốc có thể chế tạo và thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình, nói rằng chắc hẳn công nghệ này đã được ăn cắp về.

Một trong số những tuyên bố đáng chú ý là Trung Quốc đã có được thông tin vô giá từ các mảnh vỡ của chiếc máy bay Mỹ thả bom tàng hình Nighthawk F-117 bị bắn hạ ở Serbia trong cuộc chiến tranh Kosovo – đây là chiếc F-117 duy nhất bị bắn hạ.

Trung Quốc khăng khăng rằng chiến đấu cơ tàng hình J-20 của mình là sản phẩm của các kỹ sư và nhà thiết kế trong nước.

Một quan chức TQ giấu tên đã được trích lời khi nói rằng: “Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông nước ngoài nói không hay về công nghệ quân sự mới tiết lộ của Trung Quốc. Phản ứng đối với những thông tin này không có ý nghĩa gì”.

Phi công Xu Yongling của Trung Quốc nói rằng J-20 sở hữu khả năng bay siêu thanh tiên tiến và sự cơ động trên không được cho là bước đột phá về công nghệ của nước mình. Phi công này cũng cho rằng Trung Quốc không thể ăn cắp công nghệ từ chiếc F-117 vì nó đã lỗi thời.

Phương Hà (Theo Mail Online)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ