Chiêm ngưỡng bộ hình ảnh Tứ Linh nhận diện của Festival Huế 2020

GD&TĐ - Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2020 thông tin, bộ hình ảnh từ bốn linh vật trong nghệ thuật cung đình Huế: Long, ly, quy, phụng được chọn làm hình ảnh nhận diện và sẽ xuất hiện xuyên suốt trên tất cả các sản phẩm truyền thông tại Festival Huế lần thứ XI – năm 2020 (01-06/4/2020). 

Hình ảnh phượng, biểu tượng cho sự thịnh vượng, đại diện cho thiên nhiên hiền hoà và thành phố xanh, môi trường thân thiện.
Hình ảnh phượng, biểu tượng cho sự thịnh vượng, đại diện cho thiên nhiên hiền hoà và thành phố xanh, môi trường thân thiện.

Riêng hình ảnh long mã vốn đã gắn liền với logoFestival Huế từ năm 2000 sẽ là hình ảnh chủ đạo trên poster chính thức của Festival Huế 2020.

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới”, Festival Huế lần thứ XI (01-06/4/2020) tiếp bước những thành công của mười kỳ Festival trước để mang lại cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ và độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

Hình ảnh rùa, biểu tượng sự hài hoà âm dương, đại diện cho những nét văn hoá tâm linh trên vùng đất Cố đô.
Hình ảnh rùa, biểu tượng sự hài hoà âm dương, đại diện cho những nét văn hoá tâm linh trên vùng đất Cố đô.

Khác với việc sử dụng một hình ảnh duy nhất trong công tác tuyên truyền – quảng bá của các kỳ Festival trước, BTC Festival Huế 2020 đã quyết định lựa chọn bốn hình ảnh đồ họa được thiết kế cách điệu từ bốn linh vật trong mỹ thuật cung đình Huế gồm: Long (Rồng), Lân (Kỳ lân), Quy (Rùa), Phụng (Phượng) để minh họa cho bốn cụm chủ đề: một Huế di sản, một Huế tâm linh, một Huế nên thơ và hiện đại, và một Festival Huế độc đáo.

Các cụm chủ đề vừa phù hợp với phương pháp tiếp cận truyền thông đa chiều tại Festival Huế 2020 hướng đến thông điệp về một “Huế luôn luôn mới”, một thành phố cổ kính đầy quyến rũ, ẩn chứa bề dày văn hóa vô cùng độc đáo. Đến với Huế để có những khám phá và trải nghiệm thật mới mẻ.

Hình ảnh rồng, biểu tượng cho cung đình Huế, đại diện cho các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tại Cố đô Huế.
Hình ảnh rồng, biểu tượng cho cung đình Huế, đại diện cho các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tại Cố đô Huế.

Festival Huế lần thứ XI sẽ là cột mốc đánh dấu chặng đường 20 năm hình thành và phát triển của một Festival văn hóa - nghệ thuật – du lịch mang tầm quốc gia và có tính quốc tế đầu tiên của cả nước.

Hình ảnh long mã vốn đã gắn liền với logo Festival Huế trong chặng đường 20 năm ấy nay được thể hiện bằng ý tưởng thiết kế mỹ thuật hiện đại để trở thành hình ảnh chủ đạo trên poster chính thức của Festival Huế 2020.

Long mã tượng trưng cho sự uy nghi hùng dũng (tung hoành), sự tiến hóa vạn vật, biểu hiện của một vũ trụ vận động không ngừng. Trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh Long Mã luôn gắn liền ước vọng về một thế giới an lạc, thái bình và thịnh vượng.

Poster chính thức của Festival Huế 2020
Poster chính thức của Festival Huế 2020 

Festival Huế 2020 là nơi hội tụ của những chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn đến từ 20 quốc gia ở khắp các châu lục và những đoàn nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của Việt Nam diễn ra trên những sân khấu lớn bên trong Đại Nội, Cung An Định và các sân khấu giao lưu ở trung tâm thành phố Huế.

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, cộng đồng diễn ra liên tục trong suốt 06 ngày đêm bao gồm: Lễ hội Diều, Festival Khoa học, Lễ hội Bia, Hội chợ thương mại Quốc tế, các hoạt động thể dục thể thao, các cuộc trưng bày & triển lãm mỹ thuật v.v… sẽ mang đến một trải nghiệm độc đáo cho công chúng và bạn bè quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.