“Chìa khóa” giúp giáo viên vượt qua áp lực nghề nghiệp

GD&TĐ - Cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, huyện Hưng Hà (Thái Bình) chia sẻ cách vượt qua áp lực của nghề giáo, trong đó “chìa khóa” là niềm yêu thích và đam mê công việc.

Cô Lê Thị Nếp và học trò (ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19).
Cô Lê Thị Nếp và học trò (ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19).

Suy nghĩ, hành động tích cực

Cho rằng dạy học là một công việc nhiều áp lực; những áp lực đó có thể lấy mất năng lượng của người thầy một cách từ từ, kinh nghiệm của cô Lê Thị Nếp là sẽ đưa ra lựa chọn: suy sụp bởi áp lực và trở thành người kiên cường. Suy nghĩ tích cực sẽ vô cùng hữu dụng trong trường hợp này. Để có những suy nghĩ tích cực, hãy tìm thấy điều gì đó để mình biết ơn. Khi ta biết ơn năng lượng tích cực sẽ dồi dào trong ta.

"Nhưng, điều quan trọng nhất để vượt qua áp lực và tìm thấy hạnh phúc trong công việc chính là tình yêu nghề. Những ánh mắt trong trẻo của trẻ thơ, tiếng ríu rít của học trò, những câu nói ngây thơ, tiếng cười hồn nhiên của các thiên thần nhỏ... đơn giản vậy thôi nhưng là ma lực kéo chúng tôi gắn bó với nghề giáo.

Hiện nay với đồng lương chưa thể đáp ứng cuộc sống, môi trường làm việc ở các vùng quê còn vô vàn khó khăn... Chúng tôi vẫn gắng vượt qua để làm tròn sứ mệnh của mình” - cô Lê Thị Nếp chia sẻ.

Cô Lê Thị Nếp.
Cô Lê Thị Nếp.

Nêu quan điểm về trường học hạnh phúc, cô Lê Thị Nếp cho rằng, là chủ thể mang tính chủ động và có khả năng dẫn dắt, định hướng, chính người thầy đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Trong tiêu chí yêu thương, chính người thầy phải là người thể hiện trước, bằng lời nói, cử chỉ, và hành động.

Người thầy cười nói vui vẻ với học sinh, có cử chỉ thân thiện, trìu mến với học sinh của mình, sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí xả thân, trong các trường hợp khó khăn… thì được học sinh yêu mến, kính trọng. Người thầy đứng ra che chở, bảo vệ cho học sinh, thường xuyên khích lệ, động viên học sinh thì các em sẽ nhận thấy sự an toàn khi ở bên cạnh người thầy của mình.

Cũng như vậy, thái độ, hành động của người thầy đối với đồng nghiệp, với các thành viên khác trong nhà trường cũng sẽ gieo cho học sinh hình ảnh ấn tượng, tình cảm tương thích, để từ đó có thái độ tương ứng với người thầy của mình.

Một ngôi trường hạnh phúc, theo cô Nếp, là nơi mang lại sự ấm áp, tạo cảm giác bình yên cho mỗi người khi đặt chân đến; từ ghế đá hàng cây, từ sự thể hiện của bác bảo vệ.

Đó là nơi giúp học sinh tiến bộ, không gây áp lực điểm số; nơi các em mạnh dạn bộc lộ tâm tư, nguyện vọng, và nhà trường tìm cách giải quyết những vướng mắc, đáp ứng những yêu cầu chính đáng của học sinh. Nhà trường tôn trọng tinh thần tự chủ, sáng tạo trong giảng dạy, bảo đảm các điều kiện vật chất cho dạy học, hỗ trợ giáo viên về kỹ năng quản lý học sinh, đảm bảo môi trường làm việc an ninh, an toàn…

Hạnh phúc từ kỉ luật tích cực

Cô Lê Thị Nếp và các học trò Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn. Ảnh tư liệu
Cô Lê Thị Nếp và các học trò Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn. Ảnh tư liệu

“Trong những ngày trải nghiệm giá trị sống và kĩ năng sống tích cực. Tôi và các đồng nghiệp đã khóc. Tôi đã hiểu rằng bạo hành sẽ sinh ra bạo hành. Mỗi một lời nói và hành động nó hằn vết lên cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Vì vậy mình phải có trách nhiệm trước những lời nói việc làm của mình. Tôi đã thay đổi.

Những ức chế và bực dọc diễn ra trong quá trình dạy học là không thể tránh khỏi. Nhưng để kiểm soát được trạng thái tâm lí nóng giận đó lại một việc làm mà mỗi người chúng ta đều phải học. Khi mình kiểm soát được cảm xúc tiêu cực mình sẽ thấy tâm hồn bình thản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều” - cô Lê Thị Nếp chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm khi dạy học lớp 1, cô Nếp cho rằng, để làm tốt công việc, vượt qua áp lực, người giáo viên phải hiểu được tâm lí lứa tuổi của trẻ. Kiến thức không khó, nhưng khó là ở phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Học sinh lớp 1 mau nhớ nhanh quên, ưa thích hoạt động vui nhộn học và chơi. Để thu hút các em tham gia tích cực trong học tập, người giáo viên phải luôn linh hoạt sáng tạo trong mỗi hoạt động lên lớp. Mỗi một tiết học là một món ăn, phải chế biến làm sao để các con yêu thích hứng thú mỗi ngày. Giỏi kiến thức là chưa đủ, giáo viên còn phải thực sự yêu trẻ, kiên nhẫn, có năng lực sư phạm tốt thì mới đồng hành cùng các em lớp 1.

Vốn dĩ khi đến trường, học sinh nào cũng có tâm thế sợ giáo viên. Vì thế mỗi khi nhận lớp, tôi thường tạo không khí vui vẻ cho ngày đầu tiên đến trường của các em.

Thay vì đưa ra các quy định, nội quy của lớp, của trường, tôi sẽ tìm hiểu suy nghĩ và nguyện vọng của từng học sinh. Học sinh có thể bộc bạch mọi tâm sự qua các hoạt động vui nhộn để tạo sự gắn kết.

Mỗi nội quy được lồng ghép một cách khéo léo thông qua các câu chuyện, các tiểu phẩm. Mục đích của tôi vẫn đạt được mà không làm giảm đi cảm hứng của mỗi học sinh khi làm quen với giáo viên” – cô Nếp chia sẻ kinh nghiệm.

Cô Lê Thị Nếp cho rằng, việc sử dụng kỉ luật bằng phương pháp hà khắc là tình thế cấp bách khi người giáo viên thấy bế tắc và muốn có tác dụng nhanh trong quá trình giáo dục và dạy học. Học sinh rất sợ khi đến trường. Các em ngày càng thu mình lại, xây một bức tường lớn giữa mình và thầy cô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ