Chi tiêu thông minh tránh "chưa đến tháng đã hết tiền"

Chi tiêu thế nào cho hợp lý để không bị "chưa hết tháng đã hết tiền" luôn là điều khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng vì họ chưa có kinh nghiệm "tiêu tiền chung".

Chi tiêu thông minh tránh "chưa đến tháng đã hết tiền"

Cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình

Khác với cuộc sống khi còn độc thân, thích thì nhích du lịch, thích thì mua sắm thả phanh không cần biết đến ngày mai, bây giờ bạn đã có gia đình riêng với một hàng dài danh sách các thứ cần phải lo toan cho gia đình nhỏ nói chung và các vấn đề nội ngoại nói riêng. Chính vì vậy, bạn cần có ý thức tích lũy tài sản cho tương lai. Đó chính là chỗ dựa của bạn nếu chẳng may có những điều bất ngờ như công việc không được thuận lợi, đau ốm…

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Trích một khoản tiền chung

Rất đơn giản, hàng tháng đều đặn, hai vợ chồng mỗi người chỉ cần trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Cho dù lãi suất vẫn còn thấp nhưng quan trọng là nó ổn định, là tiền “chết” giúp bạn tích lũy được cho tương lai, bên cạnh đó, hàng tháng bạn cũng có thêm một chút từ tiền lãi cộng dồn.

Chi tieu thong minh tranh

Có tham vọng và mơ ước

Tham vọng, mơ ước trong khả năng có thể cũng là những mục tiêu rất tốt nên hướng tới. Việc luôn đề ra cho bản thân những mơ ước và tham vọng sẽ là động lực thúc đẩy cách chi tiêu tiết kiệm. Ví như với mức lương hiện tại, bạn mong muốn sẽ mua được một căn nhà trong vòng 5 năm chẳng hạn, và để thực hiện được ước mơ ấy bạn cần có nhiều tiền, mà muốn có nhiều tiền không có cách nào khác là bạn phải tự tiết kiệm và dành dụm.

Mua trả góp cũng là một gợi ý

Chẳng hạn vợ chồng bạn nếu không có nhà có thể vay ngân hàng mua nhà. Tuy mất thêm chút tiền lãi nhưng cách làm này giúp vợ chồng bạn dễ dàng sở hữu ngôi nhà mơ ước, cuộc sống tiện nghi hơn và cũng buộc bạn chăm chỉ làm việc hơn, để được tăng lương. Hay chồng bạn có mơ ước mua một chiếc xe hơi. Hãy để anh ấy mua và nên ủng hộ. Vì chỉ khi mua trả góp như vậy, anh ấy dốc tâm chí làm việc, tiết kiệm, hạn chế nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng… Lợi cả trăm đường.

Chi tieu thong minh tranh

Bỏ thói quen sử dụng hàng hiệu, nghiện mua sắm, đi spa để làm đẹp, đi bar để giải trí,…vì như thế sẽ mất đi một khoản thời gian và kinh phí rất lớn.

Có kế hoạch khi đi mua sắm

Nên lên danh sách cụ thể những thứ cần mua và cân nhắc xem có thật sự cần mua món đồ này không, nếu thật sự cần thiết mới mang về nhà và tuyệt đối không để phát sinh những khoản chi khác khi thấy món đồ này “hay hay”, cái này “ đẹp đẹp”, cái này chắc hợp với mình… trong khi không thật sự cần đến nó.

Bỏ thói quen sử dụng hàng hiệu, nghiện mua sắm, đi spa để làm đẹp, đi bar để giải trí,…vì như thế sẽ mất đi một khoản thời gian và kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, để tiết kiệm tiền tốt nhất nên nói không với những thói quen này và tìm ra phương pháp thay thế phù hợp ngay tại nhà, ví dụ như chăm sóc da mặt tại nhà bằng dưa leo, cà chua, nha đam,…

Hạn chế ăn uống ở ngoài

Chi phí cho đồ ăn thức uống chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Hơn thế nữa, nấu ăn tại nhà sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho người phụ nữ có khả năng tự thể hiện tài nấu nướng của mình hoặc có thể học hỏi những món ăn mới cho cả nhà cùng thưởng thức. Tạo không khí ấm áp cho gia đình. Ngoài ra, cũng không nên mua thực phẩm quá đắt tiền và hạn chế đối với những thực phẩm không thật cần thiết như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt, đồ ăn vặt,…

Học cách quyết định đúng đắn

Những cái gì bắt buộc phải tiêu, cái gì nên hạn chế, rồi điều chỉnh, cân nhắc những thứ sinh hoạt. Trước khi mua bất kỳ một thứ gì đó, bạn hãy tự hỏi: Liệu nó có cần thiết không? Liệu có cần mua nữa không? Liệu ở nhà đã có thứ gì thay thế chưa? Nếu bạn luôn trả lời những câu này một cách dứt khoát trước khi mua đồ và không hối hận sau đó thì tức là bạn đã biết cách chi tiêu hợp lý rồi.

Theo Một thế giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ