“Chảy máu chất xám” ở Hồng Kông

GD&TĐ - Ngành giáo dục của đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) đang đứng trước gián đoạn lớn chưa từng có bởi các cuộc biểu tình, vấn đề chính trị và một năm ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Anh là điểm đến hàng đầu của học sinh phổ thông Hồng Kông.
Anh là điểm đến hàng đầu của học sinh phổ thông Hồng Kông.

Nhiều phụ huynh muốn con cái được tiếp cận nền giáo dục toàn cầu nên cho đi du học và tìm kiếm cơ hội định cư ở nước ngoài.

Giải cứu không hiệu quả

Janice Leung, bà mẹ có con gái học tại một trường phổ thông địa phương, cho biết: “Những học sinh trong lớp của con gái tôi đều đang chuẩn bị ra nước ngoài hoặc đăng ký vào các trường quốc tế. Đại dịch và nhiều vấn đề khác đang khiến tương lai của con cái chúng tôi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chúng tôi muốn các con được hưởng nền giáo dục mang tính toàn cầu”.

Cheung Siu-ming, cựu Hiệu trưởng Trường Trung học Sáng tạo, nằm trong dự án trợ cấp giáo dục trực tiếp của chính quyền Hồng Kông, cho biết: “Mọi trường học đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi nền kinh tế suy giảm, đại dịch Covid-19 và xáo trộn trong xã hội.

Một số trường đã sụt giảm khoảng 10% lượng học sinh. Dù tự chủ hay được đầu tư, hỗ trợ, các trường cũng khó lòng chống đỡ thiệt hại về mặt tài chính trước sự mất mát này. Họ buộc phải giảm tiền học, trao học bổng toàn phần để thu hút học sinh”.

Tuy nhiên, những kế hoạch giải cứu của các trường thành công bởi phụ huynh vẫn ồ ạt cho con ra nước ngoài. Điểm đến được hầu hết các gia đình lựa chọn là Anh. Hồng Kông cũng là khu vực có số học sinh đăng ký vào các trường tư thục tại Anh cao nhất thế giới với lượng tăng 14% trong đại dịch.

Kết quả điều tra dân số vào tháng 1 tại Anh cho thấy, gần 6.000 học sinh Hồng Kông đã đăng ký vào các trường trong năm 2021 (con số này của năm 2020 là 5.127). Các chuyên gia giáo dục nhận định đây là sự tăng cao bất thường dù nhu cầu học tập của học sinh Hồng Kông luôn nằm trong nhóm hàng đầu thế giới. Họ hy vọng con số sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Kết quả này một phần nhờ vào việc Chính phủ Anh phê duyệt thị thực đặc biệt dành cho người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại tại Anh và các thành viên trong gia đình của họ. Hộ chiếu này được gọi là BNO, có hiệu lực từ tháng 1/2021.

Thị thực BNO cho phép người dân Hồng Kông đến và ở lại Anh trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 30 tháng và có thể tiếp tục gia hạn thêm 30 tháng, hoặc trong một giai đoạn liên tiếp kéo dài 5 năm. Những người xin visa 5 năm sẽ tốn 250 bảng Anh/người, trong khi visa 30 tháng tốn 180 bảng Anh. Sau 5 năm, họ có thể xin định cư tại Anh.

Barnaby Lenon, Chủ tịch Hội đồng các trường tư thục tự chủ (ISC) tại Anh, nhận xét, việc tuyển sinh vào các trường công lập tại Anh là rất khó đối với các gia đình Hồng Kông. Thị thực BNO cho phép họ tới sống và làm việc tại Anh nhưng không thể đảm bảo con cái họ được học tập trong các trường công lập miễn học phí và lâu đời.

Do đó, họ phải chuyển sang học tại các trường tư thục, trường tự chủ tài chính. Điều này cũng kích thích nhiều trường tư mọc lên tại Anh để đáp ứng số lượng ngày càng tăng học sinh quốc tế.

Danny Harrington, Giám đốc Tổ chức giáo dục ITS Education Asia, đánh giá các trường phổ thông tại Anh rất đa dạng hình thức. Hầu hết phụ huynh chọn trường công lập dựa trên báo cáo kiểm tra của Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục Anh (Ofsted) để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Các gia đình người Hồng Kông phải chọn được khu vực muốn định cư, tìm được việc làm và mua nhà trước khi tính đến chuyện học hành của con cái.

Một số gia đình khá giả chọn phương án an toàn hơn là đăng ký vào một trong 600 trường tư thục tại Anh. Những trường này luôn chào đón sinh viên quốc tế nhưng một số trường hàng đầu sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.

Chất lượng đào tạo của họ cũng tương đối tốt với điểm số GCSE và A-level (chứng chỉ tốt nghiệp THPT) của học sinh trường luôn nằm trong nhóm khá, giỏi. Học sinh Hồng Kông thậm chí có thể ở và sinh hoạt trong kí túc xá tại các trường này.

Học sinh Hồng Kông tiếp cận công nghệ trong giờ học.
Học sinh Hồng Kông tiếp cận công nghệ trong giờ học.

Những người loay hoay ở lại

Trong khi nhiều gia đình quyết định cho con du học, số khác bỏ học, học nghề hoặc học trường quốc tế tại Hồng Kông.

Với những học sinh có chứng chỉ DSE, Anh không phải điểm đến hàng đầu cho giáo dục đại học. Kết quả khảo sát của Cục Giáo dục Hồng Kông cho thấy trong năm 2020, 14% du học đại học.

Trong đó, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu với khoảng 1.900 sinh viên, tiếp theo là Đài Loan với 1.600 em và 1.100 em tới Anh. Ngoài ra, khoảng 700 em du học Australia, 300 em đến Canada và Mỹ chào đón 200 em.

Một chuyên gia giáo dục Hồng Kông cho biết, dù không có bất ổn chính trị, xu hướng du học của người Hồng Kông vẫn tăng lên vì nhu cầu toàn cầu hóa. Ngoài ra, phụ huynh Hồng Kông rất quan tâm và mạnh tay đầu tư cho giáo dục của con cái. Họ nhận ra giá trị quan trọng của giáo dục đối với tương lai và cuộc sống của trẻ.

Trước xu hướng này, ngành giáo dục mầm non tại Hồng Kông phải chuẩn bị cho tương lai giảm trường, giảm giáo viên. Một số lĩnh vực khác cũng cần chuẩn bị phương án dự phòng nếu số lượng học sinh ra nước ngoài tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Cơ quan Kiểm tra và Đánh giá Hồng Kông (HKEAA) cho biết, năm 2012, hơn 70.000 học sinh trung học Hồng Kông đạt Chứng chỉ Giáo dục Trung học (DSE). Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này giảm mạnh 37%, xuống còn gần 44.200 em. Sự sụt giảm này chỉ ra học sinh Hồng Kông đã lựa chọn những cơ hội học tập tân tiến tại các quốc gia khác thay vì ở lại quê hương.
Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...