GD&TĐ - Hiệp hội các trường trung học Hồng Kông mới đây bày tỏ không tán thành dự án lắp đặt camera giám sát trong lớp học để quản lý giáo viên, học sinh.
Camera giám sát làm gia tăng áp lực tinh thần cho học sinh.
Nhóm cho rằng hành động này có thể tạo áp lực lớn lên giáo viên, gây căng thẳng cho học sinh.
Thư ký của Hiệp hội, Michael Wong Wai-yu đã trích dẫn những báo cáo gần đây cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần của người trẻ Hồng Kông giảm mạnh.
Ông Wong cảnh báo: “Đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu cùng những vấn đề cấp bách trong xã hội đã gây tác động xấu lên sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông. Việc lắp đặt camera giám sát trong lớp học đồng nghĩa tạo thêm áp lực lớn cho trường học”.
Wong cũng lo ngại việc lắp đặt sẽ cản trở học sinh mở lòng với giáo viên, làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của giáo viên phổ thông. Những sức nặng vô hình này sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng, bối rối trong khuôn viên trường.
Camera có thể cản trở học sinh thể hiện bản thân trên lớp học như tham gia thảo luận về bài học. Với những học sinh nhút nhát, camera sẽ trở thành “cánh cửa” ngăn các em giao tiếp với thế giới xung quanh.
Trước đó, đầu tháng 3, đại diện Cục Giáo dục Hồng Kông đã khảo sát giáo viên, nhân viên các trường tiểu học, trung học về dự án lắp camera giám sát trong khuôn viên trường.
Hai công đoàn dành cho giáo viên lớn nhất Hồng Kông đã lên tiếng phản đối, cho rằng đây là hành động phủ nhận chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên, dẫn đến áp lực không đáng có cho ngành giáo dục.
Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng camera trong khuôn viên trường học và trong lớp học chưa được giải đáp. Nhiều người đặt câu hỏi ai có quyền xem băng ghi hình, nó được bảo vệ như thế nào và nguồn tiền đầu tư cho những thiết bị công nghệ này.
GD&TĐ - Một báo cáo cảnh báo việc các trường đại học chất lượng cao vắng bóng ở Trung Đông và Bắc Phi. Báo cáo cũng chỉ ra mối lo ngại về triển vọng việc làm trong tương lai, đang gây ra tình trạng “chảy máu chất xám” ra khỏi khu vực. Điều này đang khiến nhà chức trách phải tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng các trường đại học.
GD&TĐ -Theo thông tin từ Hội nghị Hiệu trưởng Đức và Cơ quan Trao đổi Học thuật Đức (DAAD), khoảng 3.000 sinh viên quốc tế rời khỏi Ukraine đã xin tị nạn ở Đức.
GD&TĐ -Học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh khiến trường học đóng cửa. Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các quốc gia đang và sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ nhóm đối tượng này trở lại trường học?
GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).
GD&TĐ -Trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục và tỷ lệ cạnh tranh việc làm gay gắt, các cơ sở giáo dục đại học phải chịu áp lực rất lớn trong việc kết nối và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Điều này khiến nhiều sinh viên và trường học gian lận.
GD&TĐ -Pan Mingjing, 35 tuổi, sống tại Quảng Châu, hiện là người khiếm thị đầu tiên vượt qua Kỳ thi nghề luật quốc gia Trung Quốc, và được cấp chứng chỉ luật sư chuyên nghiệp. Hành trình vượt lên số phận của Pan đã truyền cảm hứng tự học cho nhiều người khuyết tật.
GD&TĐ -Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan, Trinuch Thiengthong, mới đây cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu đưa tất cả trẻ em bỏ học trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 trở lại trường vào tháng 9, khi năm học 2022 – 2023 bắt đầu.
GD&TĐ - Liên minh Khoa học và Giáo dục Đức (GEW) mới đây cảnh báo các trường học, nhà trẻ ở Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, gây bất bình đẳng trong khu vực.
GD&TĐ - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường đào tạo kỹ sư bán dẫn trong các cơ sở giáo dục đại học.
GD&TĐ - Báo cáo mới đây của Cơ quan Giáo dục Đài Loan dự đoán số lượng học sinh phổ thông sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong 16 năm tới. Trong đó, số học sinh tiểu học Đài Loan giảm trung bình 20.000 em mỗi năm.
GD&TĐ - Nhật Bản, Singapore yêu cầu học sinh phổ thông trực nhật, dọn dẹp vệ sinh lớp học và khu vực chung của trường. Trong khi học sinh Mỹ đăng ký làm tình nguyện viên trong các viện dưỡng lão, câu lạc bộ địa phương.
GD&TĐ - Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao,
GD&TĐ - Ở Hà Lan, định kiến giới đã dẫn đến số lượng phụ nữ theo học và làm việc trong ngành STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp.
GD&TĐ - Từ năm 2021, Đài Loan đã xây dựng nhiều “trường chip” nhằm đào tạo thế hệ kỹ sư bán dẫn tương lai và củng cố vị thế trên thế giới ở lĩnh vực này.
GD&TĐ - Tại Việt Nam, hiện nay có hơn 10 phương thức xét tuyển vào đại học trong mùa tuyển sinh năm 2022. Còn các nước trên thế giới tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học như thế nào?
GD&TĐ - Khi Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến khích tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp từ đầu năm 2022, nhiều trường đại học cũng chuyển sang giảng dạy kết hợp.