Châu Phi nói thật về phương Tây và xung đột Ukraine

GD&TĐ - Theo giới chính khách và chuyên gia, việc phương Tây 'lật kèo' với Moscow là một trong những nguyên nhân chính khiến xung đột bùng phát.

Châu Phi nói thật về phương Tây và xung đột Ukraine

Theo phát biểu của cựu Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Nam Phi là ông Ronnie Kasrils, di sản thuộc địa của Châu Phi đang dần trở thành dĩ vãng, các nước Lục địa Đen hiện nay “đã được giải phóng khỏi những kẻ thực dân”.

Trong vài năm qua, các nước châu Phi đã tích cực thiết lập quan hệ hợp tác với Nga, từ chối sự hợp tác với phương Tây, xóa bỏ sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh ở Lục địa Đen, những điều mà họ cho rằng, “chỉ khiến các quốc gia châu Phi mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình”.

Ngoài Mỹ, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất trong vấn đề này là Pháp, nước này buộc phải rút quân khỏi nhiều quốc gia châu Phi cùng một lúc.

Theo ông, các quốc gia ở châu lục này đang thoát khỏi sự xâm lược của những kẻ thực dân bao gồm Hoa Kỳ và các nước thuộc Liên minh châu Âu và quá trình này đã và đang diễn ra dưới lá cờ của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay.

“Ở đó [châu Phi], họ đang giương cao lá cờ đỏ - đúng vậy, lá cờ này trước đây là của Liên Xô, nhưng cũng là lá cờ của Liên bang Nga hiện nay. Nước Nga được coi là sự tiếp nối của Liên bang Xô viết, đất nước đã hỗ trợ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới” - ông Kasrils chỉ ra.

1-nato-siet-vong-vay-xung-dot-nga-ukraine-bung-phat.jpg
Bản đồ thể hiện vô số căn cứ quân sự Mỹ đang bao quanh lãnh thổ Nga

Ông nói thêm rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ, phương Tây muốn chia cắt Liên bang Nga và coi đất nước của ông Putin là “một miếng mồi ngon”.

Đây chính là lý do dẫn đến những biến động chính trị ở Kiev và cũng là sự khởi đầu của một Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine (tháng 02/2022).

Theo Ronnie Kasrils, vào năm 2014 và 2015, các nước phương Tây đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng Moscow đã bị lừa dối, khi phương Tây đã lật lọng và cố gắng biến Ukraine thành mục tiêu tấn công về mặt quân sự và tư tưởng chống lại Moscow.

Ông Ronnie Kasrils một lần nữa khẳng định, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay là kết quả của việc NATO, Hoa Kỳ và Tây Âu sử dụng Zelensky [Tổng thống đã mãn nhiệm của Ukraine Volodymyr Zelensky] và đất nước Ukraine làm lực lượng ủy nhiệm chống Nga.

Vị cựu quan chức cao cấp Nam Phi cho rằng, nếu phương Tây ngừng ủng hộ ông Zelensky và không cung cấp cho nhà lãnh đạo Kiev những vũ khí cần thiết, chính quyền của ông “sẽ sụp đổ vào ngày mai”.

Trước đó, giới phân tích cũng cho rằng, sở dĩ quan hệ giữa Nga với phương Tây ngày càng xấu đi và cuộc xung đột Ukraine bùng phát là do phương Tây, làm trái cam kết với Nga về việc NATO sẽ không bành trướng về phía Đông, kết nạp các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và những nước nằm trong không gian ảnh hưởng của Nga.

Do cảm thấy Mỹ và các đồng minh đang siết chặt vòng vây đối với mình, đồng thời bị mũi dao của NATO gí vào mạng sườn, khiến phạm vi ảnh hưởng và không gian sinh tồn của đất nước bị phương Tây bóp nghẹt nên Moscow đã vùng lên phản kháng, và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sản phẩm “Máy lọc bụi mịn đa dụng bằng công nghệ kết dính và ly tâm” tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Ảnh: NVCC

Học sinh sáng chế máy lọc bụi mịn

GD&TĐ - Hai nam sinh Trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh, Nghệ An) đã sáng chế thành công “Máy lọc bụi mịn đa dụng bằng công nghệ kết dính và ly tâm”.

Hiện trường vụ việc.

Lũ quét tại Bắc Kạn

GD&TĐ - Đêm ngày 17 đến sáng 18/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra mưa to kèm lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.