Châu Âu tìm cách tịch thu 300 tỷ euro bị đóng băng

GD&TĐ - Theo giới truyền thông, các nước châu Âu bắt đầu tịch thu tài sản tư nhân của Nga bị đóng băng vào năm 2022 với tổng trị giá vào khoảng 300 tỷ euro.

Châu Âu tìm cách tịch thu 300 tỷ euro bị đóng băng

Theo Hãng tin Anh Reuters đưa tin, trong một hoạt động được cho là nằm trong loạt những bước đi phản ứng trước các hành động của Moscow, tập đoàn cơ sở hạ tầng thị trường tài chính mang tên Euroclear đang có kế hoạch rút ba tỷ euro từ tài sản bị đóng băng của các tổ chức và cá nhân Nga tại các nước Liên minh châu Âu (EU).

Được biết, Euroclear, hay Euroclear Group, thuộc Euroclear Bank là một tập đoàn cơ sở hạ tầng thị trường tài chính có trụ sở tại Bỉ, chuyên về phân khúc lưu ký chứng khoán trung tâm (CSD).

Euroclear Bank đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ cuối tháng 2 năm 2022 vì đây là nơi gửi hầu hết dự trữ của các Ngân hàng Nga, vốn đã bị đóng băng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Moscow, sau khi Điện Kremlin tuyên bố mở cái gọi là “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” ở Ukraine.

Các thực thể khác của tập đoàn Euroclear bao gồm các CSD tại quốc gia lớn được Euroclear mua lại vào những năm 2000 ở Bỉ, Phần Lan, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Hãng tin Anh lưu ý rằng, động thái của Euroclear diễn ra sau khi Moscow tịch thu tiền của các nhà đầu tư phương Tây tại Nga trong những tháng gần đây.

Reuters trích dẫn các nguồn tin cho biết, Euroclear sẽ “tái phân phối” 3 tỷ euro tiền lãi từ số tiền bị đóng băng của các thực thể và cá nhân Nga nắm giữ chịu lệnh trừng phạt của EU vào năm 2022.

Giới chức lãnh đạo Tập đoàn tài chính này nhấn mạnh rằng, số tiền bị đóng băng của Liên bang Nga tại kho lưu ký sẽ được dùng để bồi thường cho các nhà đầu tư. Mặc dù Euroclear không nêu rõ nhà đầu tư nào, nhưng giới phân tích cho rằng đó chính là chuyển cho chính quyền Kiev.

Theo ấn phẩm, các khoản thanh toán sẽ không ảnh hưởng đến hơn 200 tỷ euro dự trữ của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, nhưng sẽ làm giảm tổng khối lượng tài sản của Nga bị đóng băng tại Liên minh châu Âu.

Theo một số báo cáo, sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã đóng băng khoảng 300 tỷ euro tài sản của Nga.

Hiện tại, EU đang chuyển lợi nhuận từ các quỹ này cho chính quyền Kiev để thanh toán cho các gói viện trợ vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine trong 3 năm qua.

Cũng cần nói thêm rằng, để đáp trả hành động của Liên minh châu Âu, chính quyền Moscow cũng đã tuyên bố đóng băng tài sản của các công ty phương Tây tại Liên bang Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ