Châu Âu và tham vọng chinh phục vũ trụ hậu Brexit

GD&TĐ - Châu Âu đã bắt đầu tiến hành quá trình mở rộng phạm vi mạng lưới quan sát Trái đất qua vệ tinh Sentinel. Sáu thực thể vệ tinh mới sẽ được đưa ra nghiên cứu, bao gồm cả một nhóm tàu vũ trụ với chức năng theo dõi lượng khí thải CO2 trên Trái đất.

Châu Âu và tham vọng chinh phục vũ trụ hậu Brexit

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hy vọng có thể đưa ra danh sách các vệ tinh sẽ được triển khai trước các bộ trưởng thuộc EU vào cuối năm 2019. Những vệ tinh được lựa chọn sẽ cất cánh vào giữa thập niên 20 của thế kỉ 21.

Số lượng chính xác các vệ tinh được đưa lên bệ phóng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn cho phép, song Giám đốc điều hành Mạng lưới quan sát Trái đất của ESA, ông Josef Aschbacher tỏ ra vô cùng lạc quan về những gì có thể đạt được.

Ông Josef Aschbacher cho biết: “Tôi chưa nghĩ đến việc chọn lọc nhà thầu tại giai đoạn này. Hiện tôi đang chuẩn bị 6 ứng cử viên và tôi muốn đề nghị 6 ứng cử này với các bộ trưởng vào cuộc họp tới năm 2019. Tôi biết rằng, đây là một đề xuất vô cùng táo bạo, nhưng đây là điều tôi muốn thực hiện và tất nhiên quyết định cuối cùng vẫn sẽ là ở các quốc gia thành viên và Ủy ban châu Âu”.

Ngoài sứ mệnh quan sát lượng khí thải CO2, nghiên cứu A/B1 sẽ nhìn vào tiềm năng của cảm biến nhiệt hồng ngoại, máy ghi hình siêu phổ và 3 vệ tinh có thể ứng dụng trên các vùng cực, bao gồm một radar băng tần L, một lập bản đồ địa hình và một là bức xạ kế siêu tần thụ động. Vệ tinh quan sát địa hình sẽ là một phiên bản hoạt động của vệ tinh Cryosat - vệ tinh thám hiểm của ESA chuyên biệt về khảo sát độ dày băng ở cực Bắc và cực Nam Trái đất.

Ủy ban châu Âu và ESA đang tìm kiếm những ý tưởng để khơi dậy tinh thần “khám phá vũ trụ” mà gần đây có thể thấy ở một số các doanh nhân Internet qua việc tham gia các hoạt động kinh doanh vệ tinh với nền tảng sáng tạo và chi phí thấp.

Các công ty Anh quốc cũng đang được kêu gọi tham gia liên minh và đừng do dự bởi sự kiện Brexit. Anh quốc đang đứng ở vị trí là một nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của Chương trình quan sát Trái đất của ESA song cũng đang trên bờ rời khỏi khối liên minh châu Âu.

Quy mô đăng ký với ESA sẽ không bị ảnh hưởng bởi Brexit, tức có thể mong đợi sự trở lại đáng kể của ngành công nghiệp cho việc nghiên cứu và chế tạo các vệ tinh sentinels tiếp theo.

Tuy vậy, việc nước Anh rời khỏi EU trong nhiều điều khoản bất lợi cũng đồng nghĩa với những công trình ban đầu trở nên vô nghĩa khi Ủy ban châu Âu ban hành các hợp đồng lớn để xây dựng vệ tinh định kỳ trong thập kỉ tới.

Thủ tướng Anh, Thư ký Brexit, và Thư ký Kinh doanh đều tuyên bố rằng họ muốn nước Anh vẫn tiếp tục tham gia trong Chương trình Corpenicus bất chấp việc tách rời khỏi EU vào tháng 3/2019 hay bất cứ giai đoạn chuyển tiếp nào có thể xảy ra sau đó. Đồng thời, các quan chức không gian quốc gia lên tiếng rằng các công ty và các nhà khoa học nên lên kế hoạch dựa trên cơ sở sự liên quan tới chương trình vẫn được đảm bảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ