Những yếu tố trên từng là cách quốc gia châu Á này tạo ra một bước đột phá kinh tế to lớn, cuối cùng đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu thế giới mà nước này chiếm giữ được vào ngày nay.
Nhưng tất cả những điều trên không còn áp dụng cho thời gian gần đây. Sau cuộc khủng hoảng cuối những năm 2000, Trung Quốc quyết định thay đổi chiến lược kinh tế và chuyển trọng tâm từ thị trường bên ngoài sang thị trường nội địa.
Chính điều đó đã dẫn đến việc các nhà máy ở Trung Quốc bắt đầu sản xuất những sản phẩm có chất lượng không khác gì những thương hiệu hàng đầu thế giới, và tỷ trọng tầng lớp trung lưu tại đất nước này ngày càng tăng lên.
Hiện tại, Trung Quốc là một trong những cường quốc công nghệ cao hàng đầu. Chính tại đây, các đoàn tàu chạy theo tốc độ máy bay, các tòa nhà 10 tầng được xây dựng trong 29 giờ và những giải pháp kỹ thuật khác mà nhiều nước trên thế giới không thể tiếp cận đang được triển khai.
Tuy nhiên nhà chức trách Trung Quốc chưa có ý định dừng lại ở đó. Bắc Kinh đã theo đuổi chính sách mở rộng kinh tế trong những năm gần đây.
Trung Quốc đang đổ số tiền khổng lồ ra bên ngoài, bao gồm cả các nước châu Phi. Đồng thời Bắc Kinh sử dụng “đòn bẩy tài chính” để đạt được mục tiêu.
Ví dụ, bằng cách cho các quốc gia nghèo nhất ở Châu Phi vay tiền, Trung Quốc đã có quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của những quốc gia này, và đôi khi thậm chí cả đất đai được cho thuê để đổi lấy thanh toán món nợ.
Hơn nữa, hơn 1 triệu người Trung Quốc đã chuyển đến lục địa châu Phi, nhiều người trong số họ nắm giữ vị trí cấp cao tại các quốc gia “được tín nhiệm”. Về cơ bản, họ đã giành được quyền kiểm soát một số ngành công nghiệp quan trọng nhất ở nước sở tại.
Nhưng liệu Trung Quốc có thể trở thành bá chủ thế giới bằng cách mở rộng kinh tế như trên? Nhiều chuyên gia của tờ Reporter nhận định có thể là không.
Đầu tiên, một cuộc biến động nhân khẩu học nghiêm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc. Đồng thời theo dự báo, dân số của họ có thể giảm mạnh vào cuối thế kỷ này.
Thứ hai, một cách tự nhiên, mong muốn thống trị kinh tế thế giới của Trung Quốc không phù hợp với Hoa Kỳ và toàn bộ phương Tây. Các quốc gia đã bắt đầu chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ và đổ vốn đầu tư lớn vào quốc gia này.
Điều đặc biệt là không giống như Trung Quốc, Ấn Độ mới bắt đầu “tăng tốc” về kinh tế và có thể sẽ vượt qua nước láng giềng trong tương lai gần.
Nhìn chung theo các nhà phân tích, “phép lạ kinh tế Trung Quốc” sẽ không còn kéo dài tiếp.
Kinh tế Trung Quốc nhận tín hiệu báo động sau vụ phá sản của Tập đoàn bất động sản Evergrande. |