Châu Âu lại chuẩn bị mùa đông không Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Châu Âu dự kiến sẽ yêu cầu thắt lưng buộc bụng để giảm tối đa nhu cầu sử dụng khí đốt đối phó mùa đông 2023. 

Châu Âu lại chuẩn bị mùa đông không Nga

Lãnh đạo châu Âu đang có ý định gia hạn gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng, có thể giảm thêm 15% nhu cầu sử dụng để đối phó với mùa đông thiếu khí đốt.

Đầu tuần này, giới chức lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc gia hạn thêm 1 năm gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng nhằm hạn chế nhu cầu về khí đốt nhằm giúp lục địa này vượt qua mùa đông tới mà thiếu vắng khí đốt của Nga.

Châu Âu có thể sẽ thúc ép trên tinh thần tự nguyện giảm thêm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt từ người dân.

Châu Âu có thể sẽ thúc ép trên tinh thần tự nguyện giảm thêm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt từ người dân.

Theo đó, EC cho rằng, các quốc gia nên gia hạn gói biện pháp khẩn cấp thêm 1 năm, kéo dài từ đầu tháng 4/2023 đến tháng 3/2024.

Ngoài việc tiếp tục kêu gọi cắt giảm sử dụng năng lượng, lãnh đạo châu Âu cũng kêu gọi tự nguyện cắt giảm thêm nữa nếu có thể.

Mục tiêu tự nguyện mà họ hướng tới là cắt giảm thêm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt trong vòng 1 năm tới.

Hồi tháng 8 - 1/2023, các nước EU đã cắt giảm 19% mức sử dụng khí đốt kết hợp trên toàn bộ lục địa nhằm đối phó với mùa đông thiếu vắng nguồn khí đốt bổ sung từ Nga.

Gói biện pháp khẩn cấp đã được EC đề xuất và EU thông qua hồi cuối tháng 10/2022, sẽ hết hạn vào cuối tháng 3/2023.

Các biện pháp bao gồm: cùng mua chung 15% khối lượng cần thiết để đạt được mục tiêu lấp đầy toàn bộ 90% các kho chứa khí đốt vào ngày 11/1/2023.

Mỗi quốc gia sẽ có trách nhiệm tập hợp các công ty trong nước tham gia vào kế hoạch này và sẽ không mua khí đốt của Nga.

Ngoài ra, Brussels còn đưa ra các biện pháp điều chỉnh quy tắc thị trường năng lượng bằng cách yêu cầu các địa điểm giao dịch từ ngày 31/1/2023 phải áp đặt giới hạn giá trên và dưới mỗi ngày để giới hạn các biến động.

Từ cuối tháng 7/2022, 27 thành viên EU đã đồng ý giảm nhu cầu khí đốt toàn lãnh thổ. Ngoài ra, Ủy ban còn đưa ra đề xuất "một số mục tiêu bắt buộc" để giảm nhu cầu sử dụng điện, với mức giảm ít nhất 10% tiêu thụ hàng tháng và 5% trong giờ cao điểm.

Chính việc "thắt lưng buộc bụng này" và một mùa đông ấm áp bất thường đã giúp châu Âu có thể ổn định trải qua đến tháng 3/2023.

Tuy nhiên, "chiến dịch đặc biệt tại Ukraine" của Nga vẫn chưa kết thúc, và các gói biện pháp trừng phạt qua lại giữa Nga và EU chưa có dấu hiệu nào để gỡ bỏ. Do dó, châu Âu sẽ cần những biện pháp dài hơi nhằm đối phó với tình trạng không có khí đốt giá rẻ từ Nga nữa.

Châu Âu đang thúc đẩy các biện pháp đón khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.

Châu Âu đang thúc đẩy các biện pháp đón khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.

Moscow đã cắt hoàn toàn dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream vào cuối mùa hè năm 2022 như một động thái trả đũa các gói biện pháp trừng phạt của Châu Âu vì "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà Nga triển khai tại Ukraine.

Thậm chí, đường ống này bị hư hại nghiêm trọng trong một vụ nổ mà các quan chức phương Tây cho là xuất phát từ hành động phá hoại. Các động thái này đã góp phần làm tăng giá khí đốt ở châu Âu.

Giá tăng cao đã giúp hạn chế sản lượng công nghiệp và chính phủ các nước và EU đã khuyến khích người tiêu dùng giảm tiêu thụ năng lượng.

Cho đến nay, EU tiếp tục triển khai các biện pháp mở rộng khai thác năng lượng tái tạo nhằm thay thế khí đốt của Nga và xây dựng cơ sở hạ tầng đón nhận khí đốt hóa lỏng (LNG) nhằm nhập khẩu nhiên liệu từ các nhà cung cấp thay thế.

Mỹ được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi từ các chính sách thay thế nguyên liệu của châu Âu bằng việc tăng cường xuất khẩu dầu thô hoặc LNG.

Ngày 28/3, các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ thảo luận về mục tiêu đạt 90% công suất các bể dự trữ khí đốt vào tháng 11/2023 để đối phó với mùa đông năm nay.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ