Một bà mẹ từng chia sẻ rằng: “Tôi luôn cố gắng làm mọi thứ tốt nhất vì con: đưa con đi công viên và những địa điểm thú vị khác mỗi cuối tuần, đọc sách cho con, tham dự mọi sự kiện ở trường, ở lớp của con, hướng dẫn con làm bài tập hàng ngày, đưa đón con tham dự các hoạt động ngoại khóa, sắp xếp các cuộc hẹn cho con với bạn bè, luôn ưu tiên bữa tối gia đình và nhiều việc khác nữa.
Tuy nhiên, tôi nhận ra, tôi đã sai lầm. Bạn của con tôi đã trở thành một người tự lập và tự tin hơn nhiều so với con tôi dù cha mẹ cháu không quá sâu sát việc chăm con”.
Lo lắng của người mẹ trên cũng là điều khiến không ít cha mẹ phải băn khoăn. Bởi thực tế, bao bọc con, chăm sóc con quá mức, làm một người cha, người mẹ quá tốt chưa hẳn đã là hay.Các dấu hiệu cho thấy bạn đã mất cân bằng trong việc nuôi dạy con cái:1. Khen ngợi con quá nhiềuKhen ngợi sự nỗ lực của con, nhất là trong giai đoạn bé đang chập chững học những kỹ năng mới (tập bò, tập đi, tập nói…) là điều cần thiết để giúp trẻ cảm thấy hứng thú.Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường không tiếc lời khen ngợi dành cho con. Nếu bạn nhận thấy bạn khen trẻ quá thường xuyên, mỗi lần trẻ làm gì đó, đặc biệt khi trẻ thực hiện những hành động chúng đã thuần thục từ lâu, bạn đã quá đà.2. Đưa ra quá nhiều phần thưởng vật chấtTương tự như khen ngợi quá nhiều, một số cha mẹ làm hư con cái bằng những phần thưởng vật chất. Thời buổi hiện đại, nhiều người cố để sao cho con mình không thiếu thốn thứ gì. Nhưng chính sự thừa thãi lại khiến trẻ không hiểu được giá trị thật sự của những thứ đó đối với cuộc sống của chúng.Nếu bạn thường xuyên mua đồ chơi, quà tặng cho trẻ, chúng sẽ có nhiều lựa chọn và khi nhận được một thứ không như ý, trẻ sẽ phản đối, sẽ mè nheo, sẽ giận dữ và cố đòi hỏi cho bằng được thứ mình thích.
3. Bạn không có kỳ vọng lớn ở conVới lượng bài vở khá lớn ở trường, chưa kể hàng loạt hoạt động ngoài giờ học khác, nhiều cha mẹ tỏ ra ngại ngần, không muốn giao cho trẻ thêm nhiều trọng trách nữa. Nhưng hệ quả của việc này lại có thể làm nảy sinh tình trạng: cha mẹ làm hộ con quá nhiều thứ.Đưa ra những kỳ vọng thấp so với khả năng của con trong khi lại chờ đợi những phần thưởng lớn và thiếu những trợ giúp cụ thể khi cần chính là lỗi không ít cha mẹ từng mắc phải.4. Giao cho trẻ quá ít nhiệm vụVới suy nghĩ muốn con tập trung toàn bộ công sức cho việc học, bạn làm thay con mọi việc ở nhà. Đây là một sai lầm thực sự vì nó làm cho con bạn trở thành “gà công nghiệp” đúng nghĩa. Tùy từng độ tuổi, hãy để bé làm việc vừa sức mình như mang bát ăn của bé ra bồn rửa, đổ rác, giúp mẹ nấu ăn…Những cha mẹ bảo bọc con quá mức thường nghĩ rằng chỉ có họ mới làm tốt mọi việc mà không phí phạm thời gian, trong khi huấn luyện trẻ làm việc nhà giúp tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Nâng cao trách nhiệm và bớt làm thay trẻ là cách để trẻ học được tính tự lập.
5. Bạn lặp lại các yêu cầu quá nhiềuMột khi đã giao nhiệm vụ cho con, các cha mẹ bao bọc con quá mức không ngừng nhắc nhở con phải làm thế này, phải làm thế kia. Cha mẹ nuôi dạy con chứ không phải người máy để tuân theo mọi chỉ dẫn của mình. Nếu phải nghe bạn nhắc quá nhiều, trẻ thậm chí có thể sinh chán nản hoặc không tự giác làm việc mà cứ chờ bị nhắc mới uể oải hoàn thành.6. Giúp con khi con không nhờTrẻ bị rơi mũ, quai cặp bị tuột… thường được cha mẹ ngay lập tức nhặt lên cho hoặc sửa lại giùm. Nếu bạn thường hành động như vậy, bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bảo bọc con. Lời khuyên được đưa ra là cha mẹ nên lùi lại một chút và chờ đứa trẻ lên tiếng nhờ giúp đỡ.Nếu cha mẹ để trẻ trước hết tìm cách tự giải quyết vấn đề, sau đó mới giúp nếu cần, họ sẽ nhận thấy đôi khi trẻ thông minh và sáng tạo hơn nhiều so với suy nghĩ của họ. Cha mẹ thông minh sẽ không làm hộ con cái mà biết cách dạy con tự làm.7. Cố gắng ngăn ngừa mọi sai lầmKhi tự đưa ra quyết định và giải quyết việc gì đó, chắc chắn trẻ không tránh khỏi việc phạm sai lầm. Cha mẹ nên để trẻ mắc lỗi trong môi trường an toàn thay vì tìm mọi cách để trẻ không mắc lỗi.
Cho trẻ chạm tay vào một cốc nước nóng hay hướng dẫn trẻ cách đóng mở ngăn kéo sẽ giúp trẻ tự cảm nhận và học hỏi nhiều hơn là chỉ nói suông. Tất nhiên, để trẻ trải nghiệm kết quả hành động phải đảm bảo không khiến trẻ rơi vào nguy hiểm.
Theo PNO