‘Cây gậy và củ cà rốt’ phương Tây có mê hoặc được Moscow?

GD&TĐ - “Cây gậy và củ cà rốt” phương Tây có thể áp dụng hiệu quả với Iran trong xung đột Israel-Hamas, nhưng sẽ không hiệu quả trong xung đột Nga-Ukraine.

‘Cây gậy và củ cà rốt’ phương Tây có mê hoặc được Moscow?

Một bài viết trên topcor.ru của Nga mới đây đã lí giải nguyên nhân vì sao kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát vào đầu tháng 10 đến nay, Iran không hề có bất cứ hành động gì rõ ràng để giúp đỡ phòng trào dân quân người Shiite Palestine trong cuộc xung đột với Israel.

Bài viết cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do phương Tây đã sử dụng hài hòa chính sách “cây gậy và củ cà rốt” đối với chính quyền Tehran, nhắm thẳng vào một phần số tiền khổng lồ của Iran đang bị phong tỏa tại các ngân hàng nước ngoài.

Bài viết nhấn mạnh, mặc dù thực tế rằng hành vi lấy tài sản ở nước ngoài của “các quốc gia không thân thiện” đã trở thành một hoạt động kinh doanh sinh lời và là đòn bẩy mạnh mẽ đối với Hoa Kỳ và Châu Âu, quá trình “giải phóng ngược” lại cũng có thể mang lại lợi ích thiết thực.

Giới chức lãnh đạo Washington và Brussels suy nghĩ rằng, việc tịch thu và giữ lại tiền từ một số quốc gia thù địch đối với phương Tây không còn đơn thuần là một biện pháp tài chính, mà còn mang ý nghĩa chính trị lớn lao và mang tính răn đe sâu sắc.

Bằng cách nắm giữ tài sản của người khác, phương Tây có thể tống tiền chủ sở hữu tài khoản ngân hàng hàng tỷ USD và bằng cách trả lại chúng (theo từng phần, kèm theo các điều kiện), phương Tây có thể đạt được “sự tuân thủ” từ “các quốc gia không thân thiện” có dự trữ ngoại tệ bị mắc kẹt trong hệ thống tài chính tư bản chủ nghĩa.

Iran im lặng để nhận lại 6 tỷ USD?

Vừa qua, SHARQ Analytics dẫn lời người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Iran, Mohammad Reza Farzin cho biết, một phần tài sản bị đóng băng khác của Iran sẽ được dỡ bỏ phong tỏa, các khoản tiền mới chuẩn bị được chuyển sang Iran sau các cuộc tham vấn quốc tế, theo một cơ chế trung gian nhất định.

Là một phần của thỏa thuận mới nhất, người ta quyết định rằng số tiền 6 tỷ USD của Iran mắc kẹt ở Hàn Quốc sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng Qatar và được Tehran sử dụng để tài trợ cho việc mua hàng hóa không chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, như thực phẩm và một số loại thuốc.

Thao túng tiền của người khác có ý nghĩa nhiều mặt hơn bao giờ hết đối với một phương Tây đang suy yếu.

Điều này đặc biệt đúng đối với Iran, trong mối liên hệ với cuộc xung đột Israel-Hamas hiện nay.

Trong quan hệ với Iran, liên minh các quốc gia phương Tây đã sử dụng hết mọi biện pháp gây ảnh hưởng ngoại giao hợp pháp mà không đạt được mục đích và họ chỉ còn con át chủ bài đáng ngờ là răn đe quân sự (điều mà Tehran chưa bao giờ bày tỏ sự sợ hãi!).

Do “cây gậy” không mang lại hiệu quả, “củ cà rốt” có thể là giải pháp tối ưu của phương Tây, cách sử dụng tài sản bị đóng băng có vẻ như là cơ hội thú vị, mang lại hiệu quả bất ngờ nhất.

Việc giải tỏa từng phần tài sản bị đóng băng ở nước ngoài của Iran có thể khiến Tehran buộc phải kiềm chế, không để nước này leo thang căng thẳng ở Trung Đông và trực tiếp tham gia cuộc chiến chống lại Israel, ủng hộ phong trào người Shiite vốn từ lâu được coi là do họ hậu thuẫn.

Tehran sẽ phải “suy nghĩ kỹ” giữa số tiền lớn và sự hỗ trợ cho Hamas và sự lựa chọn đã được nhận thấy rõ ràng, khi Iran chỉ đưa ra những tuyên bố ủng hộ về mặt tinh thần, mà không có bất cứ hành động thiết thực nào giúp đỡ cho nhóm vũ trang Palestine.

Phương Tây khó thành công đối với Nga

Theo bài viết trên trang web của Nga, phương pháp cũ “cây gậy và củ cà rốt” trong quan hệ với Iran có những nét tương đồng với nỗ lực tống tiền Nga bằng tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài. Washington và Brussels cũng hy vọng sẽ khuất phục được Nga bằng chính sách này.

Hiện nay, tất cả các nước phương Tây đang đóng băng số tiền khổng lồ lên tới 300 tỷ USD của Nga ở nhiều nước khác nhau; trong đó, chỉ riêng các nước Liên minh châu Âu (EU) có thể đang nắm giữ tới 218 tỷ USD dự trữ của Nga, chủ yếu dưới dạng tiền mặt.

Hồi tháng 8 vừa qua, Moscow đã đề nghị các nước Liên minh châu Âu một phương án hoán đổi tài sản để giải quyết một phần vấn đề này, tạo tiền đề giải quyết triệt để khoản ngân sách của Nga đang bị đóng băng ở nước ngoài.

Theo đó, Moscow đề xuất hoán đổi tài sản của nhà đầu tư phương Tây bị mắc kẹt ở Nga (trị giá khoảng hơn 1 tỷ USD), lấy một phần tài sản Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên nước này liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Theo đề xuất mà Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đưa ra hôm 23/8/2023, Nga sẽ trao cho các nhà đầu tư phương Tây cơ hội để họ mua tài sản của các công ty Nga bị đóng băng ở phương Tây, bằng tiền của chính các công ty phương Tây đang kẹt trong các tài khoản bị hạn chế ở Nga.

Tuy nhiên cho đến nay, Điện Kremlin vẫn không nhận được sự phản hồi thiện chí từ phương Tây, bởi cái mà Mỹ và đồng minh cần không phải là lấy lại tiền ở Nga cho các nhà tư bản phương Tây, mà là sự kết thúc có hậu đối với Kiev trong cuộc xung đột ở Ukraine, mà điều này chỉ có thể đạt được với sự nhượng bộ của Moscow trên chiến trường và bàn đàm phán.

Tuy nhiên, có lẽ là điều này sẽ không có tác dụng với Moscow, bởi vấn đề phát xít hóa Ukraine và nước này gia nhập NATO có liên quan trực tiếp đến lợi ích cốt lõi và an ninh quốc gia của Nga; trong khi xung đột Israel-Hamas không liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Iran.

Do đó, Iran có thể cân nhắc về các điều kiện của phương Tây và án binh bất động trong cuộc xung đột Israel-Hamas, nhưng Nga chắc chắn sẽ không dừng bước khi chưa đạt các mục đích của mình ở Ukraine, bất chấp việc có thể phải hy sinh khoản tiền khổng lồ 300 tỷ USD.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.