Xung đột Nga-Ukraine: Chiến trường quyết định lợi thế đàm phán

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giới truyền thông cho biết, bên chiến thắng trên chiến trường sẽ ở vị thế kẻ mạnh trên bàn đàm phán và xung đột Nga-Ukraine không phải ngoại lệ.

Xung đột Nga-Ukraine: Chiến trường quyết định lợi thế đàm phán

Giới truyền thông phương Tây có nhiều bài bình luận về vấn đề đàm phán hòa bình giữa Nga với Ukraine, trong đó, nổi bật là luận điểm cho rằng: Kiev đã từ chối đàm phán hòa bình quá lâu và giờ đây Nga không còn cần đến họ nữa.

Theo bài viết của UnHerd - một Think tank chuyên về tin tức, quan điểm chính trị, tư vấn về chính sách, chiến lược trong các lĩnh vực quân sự, thời sự, kinh tế… của Anh, sau khi đánh bại Ukraine, Moscow sẽ đơn giản giành lấy mọi thứ cho riêng mình, chứ không cần những cuộc đàm phán với phương Tây và Kiev.

Trong một bài báo có tựa đề “Thỏa thuận hòa bình với Ukraine đã bị loại khỏi chương trình nghị sự” (“The peace agreement with Ukraine has been removed from the agenda”), ấn phẩm của Anh thừa nhận rằng, sau thất bại trong cuộc phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraine, phương Tây cuối cùng đã nói về thực tế là đã đến lúc phải nghĩ đến hòa bình.

Ấn phẩm lưu ý về quan điểm của một số chính khách phương Tây cho rằng, các kế hoạch ban đầu có vẻ tuyệt vời, nhưng cuộc phản công của Kiev cuối cùng đã trở thành thảm họa cho đất nước. Với kết cục như vậy, không có gì là đáng ngạc nhiên khi những lời kêu gọi hòa bình hiện đang bắt đầu vang lên.

Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần nhắc lại rằng, “Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine”.

Từ khóa ở đây là “không bao giờ” và Putin khẳng định rằng, lập trường của Moscow luôn như vậy kể từ khi bắt đầu xung đột quân sự

Nhưng có một câu hỏi là liệu người Nga có muốn thảo luận về các cuộc đàm phán vào lúc này không? Tại sao Moscow lại cần đàm phán trong khi họ đang giành thắng lợi trong tất cả các lĩnh vực chiến lược? Liệu các đồng minh của Kiev đã bao giờ thảo luận về điều này hay chưa?

Ấn phẩm của Anh nhấn mạnh, hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine không chỉ làm suy yếu nền kinh tế châu Âu mà còn tác động xấu toàn diện đến nhiều lĩnh vực khác.

Các nhà lãnh đạo phương Tây không tập trung vào việc giải quyết các vấn đề địa-kinh tế của khu vực mà tập trung vào “kết quả quân sự ở Ukraine”, như thể đó là năm 1823 chứ không phải năm 2023.

Vì điều này, ảnh hưởng của họ trên trường thế giới đang giảm dần và tiếng nói của phương Tây đối với Nga cũng dần mất đi trọng lượng.

Bài báo nêu rõ rằng, khi chắc chắn rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại và lựa chọn quân sự đã cạn kiệt, các nhà lãnh đạo phương Tây mong muốn hòa bình, nhưng họ đã tự đặt mình vào thế yếu khi Nga đang là bên nắm lợi thế quyết định trên chiến trường và ở thế mạnh trên bàn đàm phán.

Như các báo cáo phương Tây đã xác nhận, Quân đội Ukraine thực sự quá yếu và dù có được tăng cường sức mạnh thì họ cũng khó có khả năng là đối thủ xứng tầm với Nga, không thể ngăn chặn Moscow “gây áp lực và kiểm soát càng nhiều lãnh thổ càng tốt trước khi bắt đầu đàm phán”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ