Cầu đường sắt trăm tuổi chính thức trở thành chứng nhân lịch sử của Sài Gòn
Theo dõi báo trên
Cầu sắt Bình Lợi hơn 117 năm tuổi chính thức chấm dứt sứ mệnh đưa những đoàn tàu qua sông Sài Gòn khi cầu Bình Lợi mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng sáng nay 14/9. Lúc này, cây cầu cũ chuyển sang "nhiệm vụ" làm chứng nhân lịch sử cho sự phát triển của TPHCM.
Cầu đường sắt Bình Lợi mới nằm cạnh cầu cũ khoảng cách 12m
Đúng 8h30 sáng nay 14/9, cầu đường sắt Bình Lợi cũ chính thức đóng cửa, dẫn nhịp qua cầu đường sắt Bình Lợi mới để thông tuyến.
Sở Giao thông Vận tải đề xuất lên UBND TPHCM phương án bảo tồn nguyên trạng tại chỗ 2 nhịp cầu phía bờ quận Thủ Đức, trong đó có một nhịp cầu quay. Riêng đối với phần cầu đường sắt bị tháo dỡ phía quận Bình Thạnh được đề xuất giao Trung tâm Quản lý đường thủy nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Công trình này nằm trong Dự án xây cầu Bình Lợi mới và nạo vét 71 km luồng sông Sài Gòn theo hình thức BOT, vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Khi đi vào hoạt động, cầu sẽ tạo thuận lợi cho các tàu, sà lan có trọng tải đến 5.000 tấn vận chuyển hàng hóa, container từ các cảng biển, bến thủy nội địa ở TPHCM đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, góp phần giảm tải cho đường bộ.
"Mấy ngày qua anh em thi công liên tục, kể cả thứ bảy và chủ nhật. Gần 2 năm làm ở công trình, tôi mong cầu sớm xong, để tàu hỏa đi lại thuận lợi hơn", một công nhân chia sẻ.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.
GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…
GD&TĐ - Xung đột ở Ukraine khó có thể được giải quyết nhanh chóng dưới thời chính quyền mới của Mỹ do ông Donald Trump lãnh đạo, theo chuyên gia Thái Lan.
GD&TĐ - Thạp đồng Hợp Minh, một trong những thạp lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của nền văn hóa Đông Sơn, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.