Khi nhìn 2 đứa trẻ này bạn có thể thấy các bé trông không giống nhau, nhưng thực sự chúng có chung một mối liên kết độc đáo.
Mặc dù nhiều người có thể không tin, nhưng bé trai và bé gái trong bức ảnh dưới đây thực sự là anh em sinh đôi, và mặc dù có sự khác biệt, mối liên hệ của họ dường như thực sự thú vị.
Mặc dù tỷ lệ sinh đôi với da, mắt và tóc có màu khác nhau gần như là không thể. Nhưng điều đó vẫn xảy ra và khiến bất cứ ai cũng phải bất ngờ khi lần đầu tiên nhìn thấy.
Dù là anh em sinh đôi nhưng Kamsi và Kachi khác màu da, màu tóc.
Cô Judith Nwokocha, người Nigeria (mẹ của 2 anh em sinh đôi) sinh con vào năm 2016 đã bị sốc khi nhìn thấy 2 đứa con của mình quá khác nhau. Trong khi cậu bé Kamsi mang màu da đen giống mẹ thì người em gái sinh đôi Kachi lại có nước da trắng.
"Tôi cứ ngỡ rằng y tá đã trao nhầm con nhưng không phải", cô Judith kể lại.
Hóa ra, cô bé Kachi mắc bệnh bạch tạng loại 2, là một tình trạng di truyền khi mọi người không sản xuất đủ melanin (sắc tố) và điều này ảnh hưởng đến sự xuất hiện của chúng, chủ yếu ở mắt, da và tóc. Cứ 4 trẻ thì có một trẻ có khả năng bị ảnh hưởng khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh bạch tạng.
Cô bé Kachi mắc bệnh bạch tạng khiến da em nhạy cảm hơn với ánh nắng.
Mặc dù mắc bệnh bạch tạng, ngoài làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và phải đeo kính do thị lực hơi kém, Kachi hoàn toàn khỏe mạnh.
Bà mẹ hai con cho hay nhiều, người tỏ ra bối rối và hiếu kỳ mỗi khi nhìn thấy cặp song sinh của cô.
"Có người từng hỏi tôi rằng 'bố mẹ con bé đâu', và tôi nhìn thấy rõ sự bất ngờ trên gương mặt họ khi nói mình chính là mẹ của hai đứa trẻ. Tôi chưa từng phải nhận phản ứng tiêu cực nào từ bất kỳ ai, họ luôn khen Kachi xinh đẹp", Judith nói thêm.
Judith nói rằng, cô cảm thấy may mắn như thế nào khi có 2 đứa con tuyệt vời này và cô nói rằng mặc dù trông chúng rất khác nhau vẻ ngoài nhưng chúng rất giống nhau về tính cách và mối quan hệ của chúng ngày càng bền chặt.
Câu chuyện về Kachi và Kamsi là một minh chứng thực sự cho câu nói rằng những gì làm cho bạn khác biệt làm cho bạn trở nên độc đáo.
Hiện sau 4 năm, cặp song sinh khác màu da đã được 4 tuổi, cả hai cùng nhau đi học và luôn yêu thương nhau. Kamsi luôn thể hiện vai trò của một người anh, yêu thương và bao bọc em gái Kachi. Bà mẹ Judith cũng lập một tài khoản Instagram để đăng tải những hình ảnh của 2 anh em.
Là một nhiếp ảnh gia ở Canada nên Judith đã chụp rất nhiều ảnh về những cuộc phiêu lưu hàng ngày của Kamsi và Kachi. Một trong những lý do Judith chụp rất nhiều ảnh của Kachi và Kamsi là vì cô ấy muốn chứng minh rằng các con của mình đẹp như thế nào.
Kamsi vỗ về em gái khi bị mẹ mắng vì vẽ bậy trong nhà.
Cả 2 cùng nhau đi học.
Bệnh bạch tạng độ 2 là gì?
Bạch tạng xảy ra do có đột biến ở một trong nhiều gen quy định sắc tố da và được truyền từ cha, mẹ sang con. Một người bạch tạng có nguy cơ con sinh ra cũng mắc bạch tạng. Theo khảo sát cho thấy có 1/70 người được cho là có mang gen bệnh bạch tạng.
Mỗi loại bạch tạng sẽ có nguyên nhân liên quan đến một đột biến xảy ra trên các đoạn gen khác nhau. Chủ yếu có 2 loại bạch tạng phổ biến là bạch tạng da và mắt (OCA) và bạch tạng mắt (OA).
Thông thường, các đột biến hay can thiệp vào enzyme tyrosinase (tyrosin 3-monooxygenase) giúp tổng hợp melanin từ axit amin tyrosin. Tùy thuộc vào đột biến, việc sản xuất melanin sẽ chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn.
2 anh em rất thân thiết với nhau.
Tuy nhiên, với bạch tạng da và mắt, nếu cha hoặc mẹ mang gen bệnh bạch tạng thì trẻ có 25% bị ảnh hưởng lâm sàng, 50% khả năng mang gen bệnh trong người và 25% nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng trên lâm sàng.
Một số loại bạch tạng mắt thường gây ảnh hưởng nhiều hơn trên trẻ nam. Chúng thừa hưởng các gen khiếm khuyết từ bố và mẹ thông qua di truyền liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
Đối tượng này thường hay có vấn đề với thị lực nhưng màu da và tóc không bị ảnh hưởng nhiều. Các bé gái sẽ có dạng bạch tạng mắt nhẹ hơn nhiều vì chúng có thể có một nhiễm sắc thể X bình thường cùng với một nhiễm sắc thể X bị đột biến.
Những biến chứng từ bệnh bạch tạng
Thiếu mất melanin sẽ gây ra mất sắc tố tự nhiên của da, dẫn đến việc da mất đi sự bảo vệ tự nhiên khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
- Ánh sáng mặt trời có khả năng gây tổn thương cho da dễ dàng hơn ở người bạch tạng, do đó nguy cơ cháy nắng và ung thư da sẽ tăng lên.
- Võng mạc hoặc khu vực nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt sẽ bị tổn thương do ánh sáng không được lọc qua mống mắt vì thiếu đi sắc tố bình thường.
- Đột biến gen cũng có thể khiến dây thần kinh thị giác trong mắt bị rối loạn chức năng do chúng phát triển không bình thường.
Những người mắc hội chứng Hermansky-Pudlak có khả năng bị bệnh phổi hoặc chảy máu quá mức.