Cảnh báo các hoạt động "tín dụng đen" bằng hình thức trực tuyến

GD&TĐ - Người vay tiền qua ứng dụng rất dễ dàng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro như lãi suất trả chậm cao gấp nhiều lần so với khoản vay, thậm chí bị các đối tượng đe dọa, "khủng bố" tinh thần.

Một số tang vật liên quan đến tín dụng đen bị Công an Nghệ An thu giữ.
Một số tang vật liên quan đến tín dụng đen bị Công an Nghệ An thu giữ.

Ngày 22/6, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đang thông báo đến Công an phường, xã, thị trấn tuyên truyền cho người dân biết về các thủ đoạn hoạt động “tín dụng đen” để chủ động phòng tránh. 

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xuất hiện tình trạng tội phạm hoạt động theo hình thức “tín dụng đen” với phương thức cho vay trực tuyến qua ứng dụng trên điện thoại di động.

Mặc dù số tiền cho vay không lớn nhưng mức lãi suất cho vay rất cao, chỉ thực hiện qua ứng dụng điện thoại di động. Các giao dịch vay, trả tiền đều không có giấy tờ và địa chỉ công ty cho vay không có thật.

Hoạt động cho vay và đòi nợ luôn có sự câu kết, phối hợp hoạt động tinh vi nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý.

Theo đó, các đối tượng thường sử dụng tờ rơi, đăng bài trên trang mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện, chạy video quảng cáo… nhằm kêu gọi, lôi kéo nhiều người tham gia vay tiền.

Với nhiều mỹ từ như: Thủ tục vay tiền đơn giản, nhanh gọn; lãi suất hấp dẫn; vay không cần chứng minh thu nhập, cần thế chấp; lương càng cao lãi suất càng thấp… khiến nhiều người bị lôi kéo, dụ dỗ.

Khi “con mồi” cắn câu, các đối tượng chủ động liên hệ qua ứng dụng Zalo, Telegram, Messenger… tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng để hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Công an lấy lời khai một số đối tượng trong đường dây “tín dụng đen” ở huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Công an lấy lời khai một số đối tượng trong đường dây “tín dụng đen” ở huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Để tạo sự tin tưởng, các đối tượng còn cung cấp hình ảnh bản thân, căn cước công dân, địa chỉ cơ quan, nơi làm việc, số điện thoại liên hệ… Tuy nhiên, trên thực tế những hình ảnh, thông tin này đều là mạo danh người khác hoặc giả mạo thông qua các thủ đoạn cắt ghép, chỉnh sửa.

Khi đã tạo được lòng tin đối với người vay, các đối tượng cung cấp đường link tải ứng dụng vay tiền trên điện thoại di động. Những ứng dụng này thường sẽ không có trên cửa hàng CH Play (hệ điều hành Android) và ứng dụng App Store (hệ điều hành IOS).

Sau khi cài đặt ứng dụng, người dùng phải điền các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, đồng thời cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại.

Các khoản vay thường có lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Khi đến hạn, nếu người vay trả chậm thì sẽ bị phạt tiền vi phạm hợp đồng từ 3 - 8% tiền vay, một ngày trả chậm sẽ bị phạt thêm từ 2 - 5% tiền vay.

Bằng thủ đoạn này, khoản tiền mà người vay phải trả có thể gấp 5, gấp 10 lần khoản tiền vay ban đầu trong thời gian ngắn.

Khi đến hạn trả nợ mà người vay chưa trả hoặc không trả đầy đủ, các đối tượng sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin để chửi bới, đe dọa, liên lạc với người thân để gây sức ép.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng còn sử dụng hình ảnh cá nhân, cắt, ghép phát tán trên mạng xã hội; gọi điện cho lãnh đạo, cán bộ quản lý để vu khống, tố cáo, gây sức ép đòi nợ… Các hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự tại địa phương.

Theo thống kê, từ ngày 15/4/2019 đến giữa tháng 4/2022, cơ quan chức năng Nghệ An đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố điều tra 121 vụ, 227 bị can về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; xử lý hành chính 21 vụ, 23 đối tượng.

Bên cạnh đó, bắt khởi tố 5 vụ, 6 bị can về các hành vi có liên quan đến tín dụng đen như: cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật… Kết thúc điều tra, cơ quan chức năng đã chuyển 109 vụ, 138 bị can đến Viện kiểm sát nhân dân các cấp để truy tố và xử lý

Công an Nghệ An khuyến cáo, nếu người dân gặp phải những trường hợp tương tự nhanh chóng báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết và phục vụ công tác đấu tranh, xử lý với các đối tượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...