Cảnh báo Armenia lặp lại tình huống Ukraine

GD&TĐ - Cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Armenia có thể mang tới hậu quả lớn đối với Yerevan.

Cảnh báo Armenia lặp lại tình huống Ukraine

Cuộc tập trận chung giữa Armenia và Mỹ mang tên Eagle Partner dự kiến ​​diễn ra từ ngày 15 đến 24/7 đã trở thành chủ đề thảo luận và quan ngại nghiêm túc từ Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova bày tỏ quan điểm cho rằng những bước đi như vậy làm suy yếu cơ chế hợp tác giữa Armenia và Nga trong lĩnh vực an ninh, bởi sự kiện trên có ý nghĩa chính trị và chiến lược quan trọng cần được phân tích cẩn thận.

Bà Zakharova nói thêm, phương Tây đang áp đặt các tiêu chuẩn quân sự của NATO lên Armenia và sẽ tạo ra đòn bẩy mới cho chính sách đối nội và đối ngoại của nước cộng hòa này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng những hành động như vậy sẽ làm suy yếu triển vọng hoạt động của các cơ chế tương tác đã được chứng minh trong lĩnh vực an ninh giữa Armenia và Nga.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Armenia đóng băng các hoạt động trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), bà Zakharova cho rằng bước đi như vậy của Yerevan là đáng tiếc, bởi mục đích của phương Tây là tạo bàn đạp cho việc thực hiện ý đồ địa chính trị trong khu vực.

1694430014-648350-411694429839.jpg
Quân đội Mỹ và Armenia chuẩn bị tiến hành cuộc tập trận mang tên Eagle Partner.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia - ông Alexei Zhuravlev cũng bày tỏ quan ngại đồng thời nhắc nhở Armenia về số phận của Ukraine và cảnh báo không nên hợp tác quá chặt chẽ với NATO bởi những lý do sau.

Thứ nhất, điều này sẽ dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ với Nga, quốc gia có truyền thống là đối tác và người bảo đảm chính cho an ninh của nước cộng hòa. Việc cắt đứt quan hệ với Moskva có thể làm suy yếu vị thế của Armenia trong khu vực và khiến nước này dễ bị tổn thương hơn trước mối đe dọa từ bên ngoài.

Thứ hai, việc tham gia các cuộc tập trận của NATO và áp dụng các tiêu chuẩn quân sự phương Tây sẽ gây ra sự bất bình đối với một số bộ phận nhất định trong xã hội Armenia và giới tinh hoa chính trị.

Lý do là bởi những người này coi Nga là đồng minh và đối tác đáng tin cậy. Thực tế trên có thể dẫn đến sự chia rẽ chính trị nội bộ và gia tăng căng thẳng trong nước.

Thứ ba, bước đi như vậy có thể tạo thêm rủi ro cho Armenia trong bối cảnh quan hệ của nước này với láng giềng, bao gồm cả Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn căng thẳng, khi họ sẽ coi đây là một mối đe dọa và dẫn đến leo thang xung đột trong khu vực.

Armenia đang có ý định rời khỏi khối quân sự CSTO do Nga đứng đấu.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ