Chuyên gia: Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường kinh tế nhờ Nga

GD&TĐ - Hiện tại New Delhi đang cố gắng gia nhập câu lạc bộ của các siêu cường kinh tế.

Chuyên gia: Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường kinh tế nhờ Nga

Giới phân tích cho rằng có khả năng trong vòng một thập kỷ nữa, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường với nền kinh tế lớn ngang với Mỹ xét theo sức mua tương đương.

Vậy làm cách nào Ấn Độ có thể đạt được điều này, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì, và điều này có ý nghĩa gì đối với thế giới, nhà kinh tế học Martin Wolf đã cố gắng đưa ra câu trả lời.

Các dự báo của Liên hợp quốc cho thấy dân số Ấn Độ sẽ là 1,67 tỷ người vào năm 2050, so với 1,32 tỷ của Trung Quốc và 380 triệu ở Mỹ.

Với dân số vượt trội gấp 4 lần, sẽ không khó để tổng sản phẩm quốc nội của New Delhi đạt tới chỉ số sánh ngang Mỹ.

Thật vậy, nếu GDP của Ấn Độ chỉ cần tăng trưởng ở mức 5% mỗi năm cho đến năm 2047 (giả định trên thấp hơn nhiều so với tốc độ ghi nhận hàng năm là 6,3%) và GDP của Mỹ tăng trưởng ở mức 2,3% (tốc độ xu hướng của nước này), thì nền kinh tế Ấn Độ sẽ ở mức ngang bằng khi đặt cạnh Mỹ.

Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn sẽ có trình độ công nghệ tiên tiến hơn và đi kèm với năng suất lao động cao hơn nhiều.

Năng lực sản xuất của Ấn Độ cũng khó lòng sánh ngang Trung Quốc khi tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP của New Delhi không chỉ nhỏ hơn nhiều so với Bắc Kinh mà còn đang giảm dần.

Mặc dù vậy, với dân số khổng lồ và nền kinh tế lớn, Ấn Độ vẫn sẽ là một siêu cường kinh tế, không hoàn toàn ngang hàng với Trung Quốc hay Mỹ, nhưng chắc chắn là một cường quốc tầm cỡ thế giới.

tải xuống.jpg
Năng lượng giá rẻ của Nga giúp nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vững chắc.

Bí quyết mang lại thành công của Ấn Độ theo nhận xét sẽ xoay quanh nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, đặc biệt khi gần đây họ đã trở thành thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất của Moskva, đồng thời còn mua được với mức chiết khấu hàng chục phần trăm.

Nhờ đó, New Delhi ít nhất có thể hy vọng vào một cuộc cách mạng công nghiệp nếu đất nước này không thể trở thành quốc gia tạo ra các giá trị toàn cầu và định hướng cho tương lai, hay đạt được tiến bộ khoa học hoặc thay đổi xã hội.

Đây được xem là lý do chủ chốt giải thích tại sao Ấn Độ không tuân thủ các biện pháp trừng phạt chống Nga mà phương Tây áp đặt, bởi lợi ích mà quốc gia Nam Á này thu được là quá lớn.

Việc tái xuất khẩu dầu Nga của Ấn Độ tiếp tục suy giảm mạnh.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.