Cần tổ chức tiêm phòng bệnh dại hợp lý hơn

GD&TĐ - Thời gian gần đây, liên tục xảy ra tình trạng chó dại cắn người dẫn đến tử vong. Minh chứng rõ nhất là ở Thanh Hóa thời gian qua liên tục có các ca tử vong vì bị chó dại cắn, dù chính quyền đã có nhiều nỗ lực trong viẹc phòng ngừa, ngăn chặn.

Tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi . Ảnh minh họa, theo Báo sức khỏe đời sống
Tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi . Ảnh minh họa, theo Báo sức khỏe đời sống

Có thể nói bệnh dại lây lan, bùng phát đe dọa tính mạng, sức khỏe người dân chính là do công tác phòng ngừa, tiêm phòng bệnh dại chưa được quan tâm đúng mức cả từ phía người dân lẫn cơ quan chức năng.

Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng dịch vẫn ngày càng lây lan, phức tạp.

Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ làm công tác thú y địa bàn mỏng, tập quán nuôi chó thả rông, sự chủ quan của người dân trong việc tiêm phòng... Dưới bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại đối với chó nuôi ở các hộ gia đình chưa được tốt, chưa được triển khai thường xuyên là nguyên nhân gây bùng phát bệnh dại.

Thông thường chỉ khi nào dịch bùng phát, gây chết người  thì cơ quan thú y mới vào cuộc, chủ động tiêm phòng. Đơn cử như gia đình tôi có nuôi 01 con chó giữ nhà, tuy được nuôi nhốt kỹ nhưng đôi khi sơ suất nó cũng chạy ra ngoài.

Mặc dù, chúng tôi rất muốn tiêm vắc-xin phòng dại cho nó nhằm đề phòng bệnh dại gây nguy hiểm cho người đi đường, hàng xóm nhưng từ trước đến nay chưa thấy tổ dân phố thông báo tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó bao giờ.

Tôi hỏi một số người dân xung quanh thì họ cũng có ý kiến tương tự, nhiều người cũng ý thức được nguy cơ lây bệnh dại muốn tiêm phòng cho vật nuôi nhưng do cơ quan chức năng không tổ chức và cũng không biết tiêm phòng ở đâu nên đành chịu.

Việc cơ quan chức năng chủ động tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho chó nuôi ở các hộ gia đình là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc ngòng ngừa bệnh dại. Bởi vì, chó, mèo nuôi làm cảnh, giữ nhà thường chỉ một vài con/hộ gia đình nên người dân không có điều kiện tổ chức tự tiêm phòng dại hoặc khó khăn trong việc tìm mua vắc-xin nên đành thôi.

Có thể nói dịch bệnh dại là rất nguy hiểm và có nguy cơ lây lan cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân. Do đó, ngoài các biện pháp phòng ngừa đang triển khai hiện nay, các cơ quan chức năng cần tổ chức các điểm tiêm phòng dại thường trực và thông báo rộng rãi cho người dân đưa chó đến tiêm phòng bệnh dại.

Ngoài ra, định kỳ có thể tìm đến người dân để tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho vật nuôi tại nhà. Điều này, góp phần ngăn ngừa, phòng chống bệnh dại đang lây lan, bùng phát và đang có xu hướng kéo dài, khá nghiêm trọng như hiện nay.                                                     

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.