Cần rà soát, quản lý chặt chẽ nếu đưa vào triển khai

GD&TĐ - Trong tương lai, thực hiện tinh giản biên chế, nên đội ngũ giáo viên không tăng lên, chỉ giữ ổn định hoặc giảm. Dẫn đến sẽ không có đủ giáo viên để mở thêm nhóm lớp trong các trường mầm non công lập. 

Cần rà soát, quản lý chặt chẽ nếu đưa vào triển khai

Bởi vậy, dự luật cho phép giữ trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của giáo dục đến trẻ em nhưng để triển khai, thực thi trong thực tế sẽ đối mặt với nhiều khó khăn cần tháo gỡ, ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT Nghệ An nhận định.

Nhu cầu giữ trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là có thật trên thực tế và ngày càng lớn. Trong điều lệ mầm non năm 2008 của Bộ GD&ĐT ban hành cũng đã mở ra quy định này, và hiện đang được đề xuất trong dự thảo sửa đổi Luật giáo dục 2017.

Để thực hiện được điều này, cần đến cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên. Về cơ sỏ vật chất, có nhiều biện pháp để tháo gỡ như ngân sách địa phương, huy động vốn xã hội hóa xây dựng lớp học. Nhưng về giáo viên, khi biên chế không được tăng, thì không có giáo viên để đứng lớp.

Tại Nghệ An hiện nay đang thiếu hơn 2.000 giáo viên mầm non, tỉ lệ giáo viên trung bình chung của bậc mầm non là 1,68 giáo viên/lớp, thấp hơn tỷ lệ tối thiếu theo thông tư 06 là 2,2 giáo viên/lớp đối với nhóm lớp lứa tuổi mẫu giáo và 2,5 giáo viên/lớp đối với nhóm nhà trẻ.

Trong khi đó, chúng ta đang phải tập trung ưu tiên giáo viên để thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Vì vậy, các nhóm trẻ khác ở các độ tuổi 2, 3, 4 phải nhường chỗ cho nhóm 5 tuổi. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ 3 – 4 tuổi mới đáp ứng được 85%, và tỷ lệ huy động trẻ 2 tuổi là 18%. Bài toàn mầm non vẫn đang rất khó gỡ không chỉ ở Nghệ An mà nhiều tỉnh, thành khác. Hàng năm, áp lực tuyển sinh, tình trạng quá tải ở bậc học này vẫn chưa được giải quyết

Vậy câu hỏi đặt ra, quy mô trường, lớp, giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu của trẻ 2 tuổi, thì khi mở rộng, đưa vào luật cho phép nhận trẻ từ 3 – 6 tháng thì các trường sẽ xoay xở như thế nào? Liệu có gây thêm áp lực cho các trường, cho cơ sở giáo dục địa phương?

Ông Trần Thế Sơn cho rằng: Giải pháp đưa ra nhằm thực thi dự luật này là tập trung phát triển xã hội hóa. Mở rộng quy mô mạng lưới các trường dân lập ở các thành phố lớn, trường tư thục ở các khu công nghiệp, địa bàn đông dân cư và các nhóm lớp độc lập ở nông thôn, thị trấn, phường xã… để chia sẻ gánh nặng đối với trường công.

Song song với đó, phải tăng cường hơn nữa công tác rà soát, quản lý đối với hệ thống các trường ngoài công lập, để đảm bảo an toàn trẻ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

“Lo nhất là đối với các nhóm trẻ độc lập ở các xã, phường, thị trấn… Những lớp này không trực thuộc phòng GD&ĐT các huyện và mà do UBND các xã phường quản lý, khó để sát sao.

Hiện Nghệ An đang có khoảng 200 nhóm lớp giữ trẻ độc lập, Sở đang tích cực phối hợp với các phòng GD&ĐT và địa phương để rà soát, quản lý để việc trông giữ chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn chất lượng. Đây là vấn đề quan trọng cần chú ý để dự luật đưa vào thực hiện hiệu quả, để phụ huynh yên tâm gửi con vào các cơ sở giáo dục mầm non”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...