Cần nhiều yếu tố để giáo viên làm tốt trách nhiệm chọn sách giáo khoa

GD&TĐ - Quy định mới, giáo viên càng có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa (SGK).

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên dự Hội nghị giới thiệu SGK 9 sáng 20/3. Ảnh: NTCC.
Giáo viên Trường THCS Thụy Liên dự Hội nghị giới thiệu SGK 9 sáng 20/3. Ảnh: NTCC.

Tinh thần trách nhiệm của cá nhân, tổ chuyên môn, thành viên hội đồng, hiệu trưởng nhà trường được phát huy cao nhất. Điều này bên cạnh đòi hỏi cao hơn với từng giáo viên, còn cần sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ này thực hiện hiệu quả trách nhiệm của mình.

Khích lệ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên

Từ năm học 2024-2025, việc lựa chọn SGK sẽ thực hiện theo Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình), Thông tư 27 đã trả lại đúng vai trò cho giáo viên và các cơ sở giáo dục trong lựa chọn SGK.

Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn SGK của giáo viên vẫn có khó khăn. Đơn cử, không bảo đảm đủ thời gian nghiên cứu hết các bộ sách; một số giáo viên chưa đủ khả năng đánh giá SGK; có môn học, nhà trường chỉ có một giáo viên nên việc đánh giá dễ mang tính chủ quan…

Trường THCS Thụy Liên đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế nói trên, như: Bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý để giáo viên có thời gian đầu tư, nghiên cứu kỹ các bộ sách; căn cứ điều kiện thực tế để hỗ trợ kinh phí...

Điều hết sức quan trọng là động viên, khích lệ thầy cô nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học hỏi, tự nghiên cứu; tham khảo, thảo luận ý kiến với đồng nghiệp.

Với môn học chỉ 1 giáo viên, có thể trao đổi với đồng nghiệp cùng chuyên môn trong cụm trường. Tăng cường vai trò đôn đốc, giám sát của tổ chuyên môn, cán bộ quản lý... cũng hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, lựa chọn SGK.

“Nhà trường yêu cầu giáo viên làm việc nghiêm túc để lựa chọn đúng bộ SGK phù hợp, không bị tác động bởi yếu tố khác. Giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, lựa chọn SGK; tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn về SGK (trực tiếp hoặc trực tuyến).

Mỗi giáo viên phải ý thức sâu sắc về quyền và vai trò của mình, nắm chắc chương trình, không qua loa chiếu lệ, không phó mặc trong việc lựa chọn SGK”, thầy Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tạo điều kiện, bố trí thời gian cho giáo viên nghiên cứu SGK mới

Tại Trường THPT Tân Sơn (Phú Thọ), công việc lựa chọn SGK lớp 12 đang được triển khai nghiêm túc để có thể kịp tiến độ trước 30/4. Thông tin từ thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng, nhà trường đã trang bị đủ các bộ sách theo quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT; ra quyết định thành lập hội đồng.

Hội đồng đã phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập các văn bản chọn SGK. Nhà trường cũng đã hướng dẫn các tổ xây dựng kế hoạch và thời gian tổ chức hội họp, bỏ phiếu; giao nhiệm vụ cho giáo viên nghiên cứu các bộ sách; thiết kế ban hành các mẫu biểu cho tổ chuyên môn và giáo viên.

Nhấn mạnh việc lựa chọn bộ SGK nào thực chất là công việc của giáo viên, tổ chuyên môn, thầy Nguyễn Văn Hùng cho biết, Hội đồng lựa chọn SGK của trường cơ bản thẩm định hồ sơ, các biên bản của tổ, của giáo viên để thống nhất đề nghị hiệu trưởng chọn một bộ sách cho môn học, trình Sở GD&ĐT, UBND tỉnh công nhận.

Do đó, giáo viên phải đọc, nghiên cứu kỹ các bộ sách đã phê duyệt để có thể đánh giá các bộ sách này theo tiêu chí của UBND tỉnh; từ đó xác định bỏ phiếu lựa chọn bộ sách mình thấy ưu việt nhất. Do vậy, đơn vị phải tạo điều kiện và bố trí thời gian hợp lý cho giáo viên nghiên cứu các bộ sách.

“Để việc lựa chọn SGK đảm bảo khách quan, hiệu quả phù hợp với thực tế đơn vị, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản của Bộ GD&ĐT, của tỉnh và của Sở GD&ĐT, trao đổi thảo luận phương pháp thực hiện”, thầy Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Khi giáo viên được tự chủ trong việc lựa chọn SGK, họ sẽ phát huy được tính sáng tạo và có trách nhiệm nghiên cứu, chọn lựa bộ sách phù hợp với học sinh, tình hình thực tế ở địa phương.

Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo yêu cầu thầy cô nghiên cứu kỹ văn bản, các tiêu chí lựa chọn sách, nghiên cứu bản mẫu từng bộ sách để bảo đảm sự lựa chọn phải xuất phát từ thực tiễn và hiệu quả dạy học tại địa phương, vì quyền lợi học sinh, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học tại nhà trường.

Cô Lương Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (huyện Ea Kar, Đắk Lắk)::

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.