Cần một chỗ đứng cho trung tâm GD hòa nhập trẻ khuyết tật trong hệ thống GD quốc dân

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh Vĩnh Long). ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh Vĩnh Long). ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Trong dự thảo Luật sửa đổi lần này có quy định, nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trong đó có ưu tiên phát triển để người khuyết tật và người nghèo được tiếp cận với văn hóa.

Cho rằng vẫn chưa thấy rõ bóng dáng của giáo dục hòa nhập được đề cập trong dự thảo luật, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 69 trong các cơ sở giáo dục khác về trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vào hệ thống giáo dục quốc dân.

Những lý do được đại biểu Quyên Thanh đưa ra như sau:

Thứ nhất, đến năm 2018, cả nước có trên 17 trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từ cấp tỉnh, cấp huyện cho đến trường ngoài công lập và hiện nay Việt Nam có khoảng trên 7,2 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 2 triệu trẻ em là trẻ khuyết tật. Mục tiêu phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đến năm 2020 là 70% sẽ rất khó đạt được, bởi các trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị và đội ngũ giáo viên để thực hiện chức năng dạy cho trẻ khuyết tật hòa nhập.

Thứ hai, Luật Người khuyết tật cũng quy định về trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập tại điểm b khoản 3 Điều 31, trong đó nêu rõ trung tâm cần phải có đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ và có trình độ chuyên môn phù hợp.

"Nếu chúng ta đã gọi là giáo viên thì tôi nghĩ trung tâm phải được đứng vào hệ thống giáo dục quốc dân...

Tôi thiết nghĩ, việc có một chỗ đứng cho trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vào hệ thống giáo dục quốc dân chính là một bước hoàn thiện khung pháp lý để trung tâm được đầu tư, nâng cấp cũng như nâng tầm trách nhiệm của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện nay.

Chúng tôi nghĩ đây là một vấn đề rất nhân văn, không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh khuyết tật mà còn tạo được môi trường trong đó mọi học sinh đều có quyền bình đẳng thực hiện được đúng công ước quốc tế về người khuyết tật" - Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.