Cần giáo trình tiếng Anh đạt chuẩn

GD&TĐ - Tại hội thảo “Dạy và học tiếng Anh tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới” vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đã bàn đến các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cần giáo trình tiếng Anh đạt chuẩn

GS Nguyễn Quốc Hùng, một trong những chuyên gia hàng đầu về giảng dạy môn tiếng Anh cho hay: Có thể thấy 3 điểm quan trọng nhất của chương trình phổ thông mới môn tiếng Anh là chiến lược, quản lý và thực hiện. Chiến lược ở đây là chương trình, quản lý là đưa vào các địa phương ra sao và thực hiện là thầy cô đứng lớp.

Chất lượng của đào tạo của môn ngoại ngữ phụ thuộc chủ yếu vào các thầy cô giáo. Theo GS Hùng, hiện giáo trình của bộ môn này đang quá nặng. Chương trình có thể đúng, nhưng nếu chọn giáo trình không đúng thì bất cập hoàn toàn có thể nảy sinh

Đáp lời, ông Thái Văn Tài cho rằng Chương trình mới được tổ chức thực hiện 2 buổi/ ngày sẽ mang lại những thuận lợi trong việc thiết kế dạy học tiếng Anh.

“Hiện nay chương trình học của lớp 1 là 25 tiết học đối với các môn bắt buộc, lớp 2 là 25 và lớp 3 là 28 tiết, lớp 4 và 5 là 30 tiết. Ngay trong chính khóa, với số lượng tiết bắt buộc như 25 tiết đối với từ lớp 1 và tổ chức dạy học 9-10 buổi/tuần trở lên là một trong những điều kiện thuận lợi để tăng cường tiếng Anh cho học sinh.

Chương trình mới thiết kế mỗi ngày không quá 7 tiết. Nếu buổi sáng 5 tiết thì buổi chiều chính khóa chỉ học 2 tiết. Như vậy, học sinh sẽ có khoảng thời gian ngoài chính khóa.

Thời gian này sẽ tổ chức hoạt động theo yêu cầu dưới hình thức câu lạc bộ, mang tính chất trải nghiệm. Và môn Tiếng Anh cũng có thể được tổ chức câu lạc bộ tăng cường”, ông Tài nói về tương lai của môn học này.

Về thực tiễn và kinh nghiệm triển khai chương trình tiếng Anh ở địa phương, ông Phạm Thanh Toàn- Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, hàng năm địa phương này xếp thứ 3, thứ 4 toàn quốc về thành tích học tập. Tuy nhiên, với môn tiếng Anh thì xếp thứ 33 toàn quốc.

Theo ông Toàn, tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương đang bố trí giáo viên dạy chưa đồng đều. Như địa phương ông, giáo viên ngoại ngữ thường là tại chức, trình độ kém và bị khóa bởi biên chế nên muốn nhận giáo viên mới có trình độ cao thì rất khó. Giải pháp của tỉnh đưa ra là phải kí hợp đồng với các giáo viên này.

“Nguyên nhân có lẽ do cách dạy và học chưa ổn, trình độ giáo viên chưa ổn. Nguyên nhân nữa là học một đằng các thầy lại ra đề một nẻo. Chúng tôi đã tổ chức rất nhiều chuyên đề nhưng vẫn chưa xử lý được mâu thuẫn này”, ông Toàn thẳng thắn nói.

Ông Toàn đề nghị thêm, cần có nhiều tài liệu Tiếng Anh chuẩn để địa phương lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, việc thẩm định tài liệu nên giao cho các chuyên gia đầu ngành ở trung ương chứ không nên giao cho địa phương bởi năng lực của địa phương còn hạn chế.

Ông Thái Văn Tài- Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong số 400.000 giáo viên tiểu học hiện nay, số lượng giáo viên tiếng Anh đang chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Nguyên nhân là từ trước tới nay, môn học này được xác định là tự chọn nên chưa đưa vào vị trí việc làm theo Thông tư 16.

Khi Thông tư 32 ban hành thì khẳng định Tiếng Anh là môn bắt buộc, vì vậy phải xây dựng vị trí việc làm và phải làm lại định biên trong tổng định biên được giao. Trước hết cần tiến hành xét tuyển đối với các giáo viên đang dạy hợp đồng, sau đó tuyển thêm giáo viên theo lộ trình đúng như tinh thần Thông tư 32.

Tuy nhiên, điều thuận lợi là với lứa học sinh tiểu học hiện nay, phụ huynh của các em hầu hết đều có nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của tiếng Anh và muốn trang bị kiến thức ngoại ngữ cho con em mình.

Qua thống kê, có trên 86% số học sinh tiểu học hiện nay được học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5. Trong số này, có khoảng 67% được học 4 tiết/ tuần trở lên. Do đó, việc dạy và học môn tiếng Anh ở Chương trình Tiểu học mới sẽ rất được xem trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...