Nâng cao hiệu quả quản trị của CBQL giáo dục
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thành Vinh, thực tế hiện nay tất cả các cán bộ quản lý (CBQL) nhà trương đều được chọn từ giáo viên nên họ rất thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý, dẫn tới tính chuyên nghiệp về quản lý thấp, hiệu quả triển khai chủ trương chính sách của nhà nước của ngành trong nhà trường còn nhiều hạn chế và bất cập.
Nhấn mạnh các cán bộ quản lý giáo dục cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thành Vinh cho rằng, đội ngũ này phải được trang bị kiến thức về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường một cách toàn diện; Trang bị các kỹ năng cơ bản để điều hành các hoạt động trường học; giám sát, đánh giá trong trường học; công nghệ thông tin trong trường học và quản trị hiệu quả trường học.
Theo đó, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhà trường cần dựa trên cơ sở chuẩn CBQL của từng ngành học, cấp học. Các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung và bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng nói riêng tập hợp các chuyên gia về quản lý nhà trường để cụ thể hoá các chuẩn đó thành các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực cần có của người CBQL nhà trường, để xây dựng chương trình bồi dưỡng.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng đội ngũ CBQL cần xây dựng chương trình bồi dưỡng theo các nguyên tắc bồi dưỡng hướng tới tiếp cận năng lực thực hiện nêu trên.
Các chương trình nên kết cấu theo modul để dễ dàng trong tổ chức bồi dưỡng, đánh giá và công bố công khai các tiêu chuẩn cho toàn bộ đội ngũ CĐQL các nhà trường để họ có định hướng trong việc tự bồi dưỡng và tham gia các khoá bồi dưỡng.
Mỗi ngôi trường không chỉ trang bị vốn kiến thức văn hóa mà phải chuyển sang đào tạo năng lực làm việc cho người học là chủ yếu. Ảnh: Minh Phong |
Kết hợp học trực tiếp và học trực tuyến Online
Mặt khác, theo PGS.TS Nguyễn Thành Vinh, mỗi khóa bồi dưỡng cần được phân hóa thành các đối tượng khác nhau (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và kế cận đào tạo kế cận...) và tách thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn chỉ cần thực hiện một số chuyên đề (modul), một số chuyên đề cần gắn với xử lý tình huống thực tế nơi công tác.
Mỗi đợt bồi dưỡng được cấp 1 giấy chứng nhận sau khi hoàn thành chương trình tổng thể (nhiều modul) mới được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học.
Trong chương trình cần có các chuyên đề bắt buộc và chuyên đề tự chọn để phù hợp hơn với nhu cầu thực của học viên mà lại nhẹ đi về khối lượng để chúng ta có thể kết hợp học trực tiếp và học trực tuyến Online.
“Ngoài ra, số lượng mỗi lớp bồi dưỡng trên cùng một đối tượng chỉ nên khoảng 40 đến 50 người nhằm đảm bảo phù hợp với việc sử dụng các phương pháp huấn luyện, bồi dưỡng “Phát huy tính tích cực của người học và hướng vào xây dựng năng lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ quản trị nhà trường và phát huy vai trò chủ động, kinh nghiệm quản lý nhà trường của người học” - PGS.TS Nguyễn Thành Vinh trao đổi.