Cận cảnh di tích Thành Điện Hải trước khi trùng tu giai đoạn 2

GD&TĐ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định về việc phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 (tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu) với tổng kinh phí là hơn 84 tỷ đồng.

Di tích Thành Điện Hải nhìn từ trên cao.
Di tích Thành Điện Hải nhìn từ trên cao.
Theo đó, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 là dự án nhóm B, công trình dân dụng cấp II. Chủ đầu tư là Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng. Tổng mức đầu tư phê duyệt dự án là hơn 84 tỷ đồng. Trong ảnh là toàn bộ Thành Điện Hải nhìn từ trên cao.
Theo đó, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 là dự án nhóm B, công trình dân dụng cấp II. Chủ đầu tư là Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng. Tổng mức đầu tư phê duyệt dự án là hơn 84 tỷ đồng. Trong ảnh là toàn bộ Thành Điện Hải nhìn từ trên cao.
Trong đó, Quản lý dự án là BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng. Đơn vị tư vấn lập dự án là Viện Bảo tồn Di tích – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đơn vị tư vấn thẩm tra dự án là Trung tâm Bảo tồn di tích và Di sản Kiến trúc – Viện Kiến trúc Quốc gia.
Trong đó, Quản lý dự án là BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng. Đơn vị tư vấn lập dự án là Viện Bảo tồn Di tích – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đơn vị tư vấn thẩm tra dự án là Trung tâm Bảo tồn di tích và Di sản Kiến trúc – Viện Kiến trúc Quốc gia.
Mục tiêu dự án là tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội. Bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại.
Mục tiêu dự án là tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội. Bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại.
Bên cạnh đó, tạo nên một không gian lịch sử, không gian trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng (mới) và các địa điểm di tích khác, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, thu hút khách tham quan, du lịch trên cơ sở phát huy giá trị lịch sử văn hóa của Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, tạo nên một không gian lịch sử, không gian trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng (mới) và các địa điểm di tích khác, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, thu hút khách tham quan, du lịch trên cơ sở phát huy giá trị lịch sử văn hóa của Đà Nẵng.
Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 trong phạm vi khuôn viên di tích Thành Điện Hải có tổng diện tích là 26.519m2, trong thời gian từ nay cho đến 2024.
Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải – giai đoạn 2 trong phạm vi khuôn viên di tích Thành Điện Hải có tổng diện tích là 26.519m2, trong thời gian từ nay cho đến 2024.
Cụ thể bao gồm: Hạ giải, tháo dỡ, di dời các thành phần, công trình không phù hợp; thám sát khảo cổ học; Phục dựng cổng thành phía Đông; Xây dựng cầu phía cổng Tây theo hướng thích nghi; đưa thuyết minh về cầu và cổng này vào bảng trích giới thiệu tại đây; Phục dựng Kỳ đài; Sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu súng thần công; Phục dựng nhà để súng; làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành; Tôn tạo tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương; Xây dựng Miếu thờ. Trong ảnh là công trình không phù hợp như Bảo tàng Đà Nẵng hiện trạng (chuyển về địa điểm mới ở khu 42 Bạch Đằng) và khối nhà 1 tầng phía tả.
Cụ thể bao gồm: Hạ giải, tháo dỡ, di dời các thành phần, công trình không phù hợp; thám sát khảo cổ học; Phục dựng cổng thành phía Đông; Xây dựng cầu phía cổng Tây theo hướng thích nghi; đưa thuyết minh về cầu và cổng này vào bảng trích giới thiệu tại đây; Phục dựng Kỳ đài; Sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu súng thần công; Phục dựng nhà để súng; làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành; Tôn tạo tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương; Xây dựng Miếu thờ. Trong ảnh là công trình không phù hợp như Bảo tàng Đà Nẵng hiện trạng (chuyển về địa điểm mới ở khu 42 Bạch Đằng) và khối nhà 1 tầng phía tả.
Bên cạnh đó, xây dựng Nhà trưng bày; Xây dựng nhà nghỉ chân; xây dựng nhà bảo vệ; tôn tạo hệ thống sân vườn, cây xanh, đường đi, biển báo hướng dẫn... Trong ảnh là cổng thành phía Đông, khi được phục dựng sẽ trên cơ sở tư liệu cũ, vị trí quy mô, kích thước, hình dạng phần tường còn lại, phục hồi cổng phía Đông có tham khảo kiến trúc cổng phía Nam.
Bên cạnh đó, xây dựng Nhà trưng bày; Xây dựng nhà nghỉ chân; xây dựng nhà bảo vệ; tôn tạo hệ thống sân vườn, cây xanh, đường đi, biển báo hướng dẫn... Trong ảnh là cổng thành phía Đông, khi được phục dựng sẽ trên cơ sở tư liệu cũ, vị trí quy mô, kích thước, hình dạng phần tường còn lại, phục hồi cổng phía Đông có tham khảo kiến trúc cổng phía Nam.
Cổng phía Nam của Thành Điện Hải được tu bổ hoàn chỉnh từ lâu là cơ sở khoa học cho việc phục dựng cổng thành phía Đông.
Cổng phía Nam của Thành Điện Hải được tu bổ hoàn chỉnh từ lâu là cơ sở khoa học cho việc phục dựng cổng thành phía Đông.
Tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương sẽ được tôn tạo. Phần sân phía trước tượng đài được mở rộng tạo không gian thoáng đãng. Ngoài ra, nhà trưng bày được xây dựng ngầm toàn bộ dưới lòng đất, quy mô công trình nhỏ chìm phía dưới không cản trở tầm nhìn bao quát chung toàn bộ tổng thế di tích. Nhà trưng bày gồm 1 phòng trưng bày chính (156,19m2), 1 phòng trải nghiệm thực tế ảo 3D (83,25m2), cùng phòng làm việc, phòng kỹ thuật phục vụ âm thanh, ánh sáng, khu vệ sinh, lối lên xuống phục vụ nhu cầu tham quan, đi lại hàng ngày...
Tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương sẽ được tôn tạo. Phần sân phía trước tượng đài được mở rộng tạo không gian thoáng đãng. Ngoài ra, nhà trưng bày được xây dựng ngầm toàn bộ dưới lòng đất, quy mô công trình nhỏ chìm phía dưới không cản trở tầm nhìn bao quát chung toàn bộ tổng thế di tích. Nhà trưng bày gồm 1 phòng trưng bày chính (156,19m2), 1 phòng trải nghiệm thực tế ảo 3D (83,25m2), cùng phòng làm việc, phòng kỹ thuật phục vụ âm thanh, ánh sáng, khu vệ sinh, lối lên xuống phục vụ nhu cầu tham quan, đi lại hàng ngày...
Trong đợt trùng tu lần này cũng sẽ sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu súng thần công. Bảo tàng Đà Nẵng hiện có 14 khẩu thần công, trong đó có 13 khẩu thần công bằng gang, sắt; 1 khẩu bằng đồng.
Trong đợt trùng tu lần này cũng sẽ sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu súng thần công. Bảo tàng Đà Nẵng hiện có 14 khẩu thần công, trong đó có 13 khẩu thần công bằng gang, sắt; 1 khẩu bằng đồng.
Một khẩu thần công bên trong Thành Điện Hải.
Một khẩu thần công bên trong Thành Điện Hải.
Ở góc thành ở hướng nam, kỳ đài sẽ được phục dựng với 2 thành phần chính, gồm: phần đài và phần cột cờ. Trong đó, phần đài cao 2,82 m; phần cột cờ hơn 23 m.
Ở góc thành ở hướng nam, kỳ đài sẽ được phục dựng với 2 thành phần chính, gồm: phần đài và phần cột cờ. Trong đó, phần đài cao 2,82 m; phần cột cờ hơn 23 m.
Dự án còn có hạng mục làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành, như: loại bỏ toàn bộ thành phần gây hư hại như cỏ dại, nấm mốc, địa y, rêu tảo... đồng thời, bảo quản toàn bộ bề mặt tránh sự xâm nhập trở lại của các yếu tố gây hư hại.
Dự án còn có hạng mục làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành, như: loại bỏ toàn bộ thành phần gây hư hại như cỏ dại, nấm mốc, địa y, rêu tảo... đồng thời, bảo quản toàn bộ bề mặt tránh sự xâm nhập trở lại của các yếu tố gây hư hại.
Máy bay trực thăng cũng được di dời do thuộc thành phần trưng bày ngoài trời không liên quan tới lịch sử Thành Điện Hải.
Máy bay trực thăng cũng được di dời do thuộc thành phần trưng bày ngoài trời không liên quan tới lịch sử Thành Điện Hải.
UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực hiện đầy đủ các thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định.
UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực hiện đầy đủ các thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định.

Thành Điện Hải trước gọi là Đồn Điện Hải, được vua Gia Long cho xây dựng gần mép nước tả ngạn sông Hàn năm 1812. Đến năm 1823, đồn được chuyển đến xây kiên cố ở vị trí hiện nay. Theo đồ án thiết kế kiểu thành Vauban Châu Âu và được xây hoàn toàn bằng gạch, có chu vi 139 trượng (556m), chung quanh có hào sâu 7 thước, cao 1 trượng 2 thước (gần 5m), có 2 cửa: một cửa hướng về phía Đông, nhìn xuống sông Hàn, một cửa hướng về phía Nam. Năm 1835, đồn được đổi tên là Thành Điện Hải.

Tháng 12/2017, Thủ tướng đã ký quyết định xếp hạng di tích đối với di tích lịch sử Thành Điện Hải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ