Cán bộ, công chức Bộ GD&ĐT góp ý xây dựng Luật Nhà giáo

GD&TĐ - Ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì tọa đàm về Luật Nhà giáo với cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ.

Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.

Thông tin chung về tiến độ triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, xây dựng Luật Nhà giáo là mong mỏi của Bộ GD&ĐT và đội ngũ nhà giáo từ nhiều năm nay.

Đây là việc làm cấp bách và cần thiết cùng những căn cứ phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, để dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua, ban hành và áp dụng hiệu quả vào thực tế, các ý kiến đóng góp của các cá nhân, đơn vị có liên quan là rất quý báu. Đó là cơ sở để Ban soạn thảo có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý theo đúng thẩm quyền, quy định trước khi trình Chính phủ, Quốc hội.

Dự thảo hồ sơ Luật Nhà giáo đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT từ ngày 13/5/2024 để xin ý kiến rộng rãi. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp với các đơn vị,Vụ, Cục tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý về dự thảo Luật Nhà giáo.

Luatnhagiao (3).JPG
Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) thông tin chung về tiến độ triển khai xây dựng Luật Nhà giáo.

Thời gian tới, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ có những buổi làm việc chuyên sâu, rà soát kỹ hơn về các nội dung liên quan đến Luật Nhà giáo theo đúng chuyên môn của từng đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT.

Bộ cũng gửi văn bản tới các Bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT, 63 tỉnh/thành phố để xin ý kiến góp ý. Trong đó, đã đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức xin ý kiến rộng rãi đến tất cả nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý bằng hình thức phù hợp.

Luatnhagiao (5).JPG
Cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT góp ý cho dự thảo Luật Nhà giáo.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp tổ chức, đặt hàng các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để xin ý kiến chuyên sâu về các nội dung chính sách trong dự thảo Luật: quản lý nhà nước về nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, chế độ, chính sách đối với nhà giáo ngoài công lập, chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục thường xuyên…

Tại hội nghị, cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT đã trao đổi, góp ý, nêu ý kiến, đề xuất liên quan đến quy định tại các điều, khoản của dự thảo Luật Nhà giáo. Tập trung vào một số nội dung như: chính sách cho một số mô hình, đối tượng nhà giáo đặc thù; đối chiếu một số quy định giữa Luật Viên chức, Luật Giáo dục với Luật Nhà giáo; quy định về cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo; các quy định liên quan đến thời hạn, thuật ngữ…

Luatnhagiao (1).JPG
Toàn cảnh Tọa đàm.

Đánh giá cao các ý kiến của cán bộ, công chức Bộ GD&ĐT đóng góp tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định, các ý kiến đóng góp vừa là nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, vừa là tình cảm đối với đội ngũ trong ngành Giáo dục.

Qua trao đổi, các cán bộ, công chức đã đóng góp ý kiến từ những góc nhìn, khía cạnh khác nhau, giúp cho Ban soạn thảo có những tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh hợp lý trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.

Luatnhagiao (2).JPG
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Tọa đàm.

Nhấn mạnh đây là vấn đề mới, khó, Thứ trưởng cho rằng, việc trao đổi kỹ lưỡng, có nghiên cứu sâu sát của đội ngũ cán bộ, công chức ở các đơn vị là thể hiện, phát huy trí tuệ tập thể, thông qua đó có nhiều ý kiến, nội dung, góc nhìn mới và mỗi ý kiến là một góp ý quý báu cho vấn đề. Thứ trưởng lưu ý, Ban soạn thảo tổng hợp đầy đủ các ý kiến, nội dung để bổ sung, điều chỉnh hợp lý, đúng quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đứng trước ngã rẽ quan trọng của cuộc đời ai mà chẳng hồi hộp, lo lắng xen lẫn với niềm hy vọng. Ảnh: Ngân Kim.

Tản văn: Ai rồi cũng trưởng thành

GD&TĐ - Mỗi khi hoa phượng rực đỏ không gian báo hiệu một mùa Hè nữa lại về, lòng lại rưng rưng bao nhiêu kỷ niệm học trò.