Cải thiện điều kiện sống và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật tại các thành phố

GD&TĐ - Chiều 20/1, tại hội thảo trực tuyến “Thành phố tiếp cận với người khuyết tật: Công cụ hỗ trợ và Dịch vụ thông tin”, các cựu sinh Australia đã tư vấn khả năng tiếp cận cho người khuyết tật.

Hội thảo Thành phố tiếp cận với Người khuyết tật
Hội thảo Thành phố tiếp cận với Người khuyết tật

Tham dự có bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, các cựu sinh viên Australia tham gia vào các cơ hội và hoạt động giáo dục, nghề nghiệp và cộng đồng, cùng đại diện các hiệp hội Người Khuyết tật, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế; các diễn giả đến từ Quyền của Người khuyết tật, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế), Tổ chức Hòa nhập Người khuyết tật… từng là các học viên theo học tại các trường Đại học ở Australia.

Cuộc hội thảo nằm trong loạt hoạt động của Nhóm về “Thành phố tiếp cận với Người khuyết tật”. Các cựu sinh Australia đã đưa ra các biện pháp thiết thực để cải thiện điều kiện sống và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật tại các thành phố ở Việt Nam.

Hội thảo tập trung vào khả năng tiếp cận của các thiết bị trợ giúp và dịch vụ thông tin cho người khuyết tật ở các thành phố: Tạo cơ hội cho các cựu sinh viên nâng cao kiến thức về các thiết bị trợ giúp và cách thức thúc đẩy việc áp dụng các thiết bị này cho người khuyết tật ở các thành phố; Thúc đẩy và xây dựng các mối liên kết giữa các thành viên trong Nhóm và các tổ chức về Người khuyết tật của Australia.

Các diễn giả và người tham gia trực tuyến
Các diễn giả và người tham gia trực tuyến

Nhóm Chuyên ngành về Hòa nhập Người Khuyết tật của Cựu sinh Australia, được điều phối bởi chương trình Aus4Skills, là mạng lưới cựu sinh viên Australia mong muốn đóng góp xây dựng một môi trường thuận lợi tại Việt Nam, nơi người khuyết tật có thể phát huy hết tiềm năng của mình để tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ và cộng đồng.

Nhóm đã góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận cho người khuyết tật ở Việt Nam, như xây dựng các công trình được thiết kế phù hợp cho người khuyết tật; công nghệ hỗ trợ; giáo dục và cơ hội việc làm; chăm sóc sức khỏe. Nhóm đã thiết lập quan hệ đối tác với các Tổ chức Người khuyết tật ở cả Việt Nam và Australia để hỗ trợ và thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản nhằm thực hiện thành công các nỗ lực hòa nhập người khuyết tật.

Được biết, trước hội thảo này, Nhóm Chuyên ngành về Hòa nhập Người Khuyết tật của Cựu sinh Australia đã thực hiện thành công hai hội thảo cùng chủ đề, về  "Trường học tiếp cận cho người khuyết tật" và "Thành phố tiếp cận cho người khuyết tật: Thành phố tiếp cận với người khuyết tật: Xây dựng và Giao thông".

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, khoảng 7% dân số Việt Nam là người khuyết tật. Chính phủ Việt Nam và Australia đều ưu tiên hỗ trợ người khuyết tật tham gia bình đẳng vào xã hội. Chương trình Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Australia (Aus4Skills) đã triển khai một số sáng kiến nhằm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Mạng lưới rộng lớn gồm các cựu sinh viên Australia, trong đó có cả người khuyết tật và không khuyết tật, đã cùng chia sẻ mục tiêu thúc đẩy các cam kết của Việt Nam về hòa nhập người khuyết tật. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ