Tăng cường hiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

GD&TĐ - Sáng 13/11 tại Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương diễn ra Hội nghị tham vấn hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

TS Lê Thị Thúy Hằng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển GD hòa nhập phát biểu tại Hội nghị.
TS Lê Thị Thúy Hằng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển GD hòa nhập phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị do Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (HTPTGDHN) - Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (CĐSPTƯ) tổ chức nhằm định hướng hoạt động giáo dục hòa nhập hiệu quả. Tham dự có đại diện các vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ- TB&XH, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật (NKT), cơ sở giáo dục NKT trong và ngoài nước.

Sau 18 năm thực hiện các nhiệm vụ can thiệp sớm, giáo dục phổ thông, hỗ trợ giáo dục hòa nhập và đào tạo trình độ cao đẳng về lĩnh vực giáo dục đặc biệt, Trường CĐSPTƯ trở thành địa chỉ tin cậy của cả nước về lĩnh vực này. Trong đó, Trung tâm HTPTGDHN đã góp phần kết nối, hỗ trợ các các địa phương trong khu vực về GDHN.

Hội nghị nhận được nhiều tham vấn của chuyên gia đến từ các bộ, tổ chức hội.
Hội nghị nhận được nhiều tham vấn của chuyên gia đến từ các bộ, tổ chức hội.

Bà Trịnh Thị Xim - Phó Hiệu trưởng Trường CĐSPTƯ, đưa ra quan điểm:  Số trẻ kiếm thính cũng như tỉ lệ trẻ rối loạn phát triển hằng năm ở Việt Nam rất cao. Vì vậy cần phát triển mô hình hỗ trợ trẻ đặc biệt một cách hệ thống từ Trung ương đến tỉnh/vùng và xuống đến trường học. Cần  mạng lưới Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN, có chức năng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại trường học, cộng đồng, gia đình.

TS Lê Thị Thúy Hằng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN cho biết: Hội nghị nhằm mục đích tham vấn hoạt động giáo dục và hỗ trợ hoạt động GDHN người khuyết tật và xây dựng Đề án triển khai dạy học cho học sinh khiếm thính, rối loạn phát triển tại Trung tâm. 

Những ý kiền là kinh nghiệm quý để hoạt động GDHN hiệu quả và chất lượng.
Những ý kiền là kinh nghiệm quý để hoạt động GDHN hiệu quả và chất lượng.

Thời gian qua, Trung tâm đã tạo bước đột phá trong việc GD, phát triển ngôn ngữ kí hiệu quốc gia và hợp tác xây dựng các chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên trong giáo dục học sinh khuyết tật, đặc biệt là học sinh khiếm thính và rối loạn phát triển cũng như cơ hội được học tập lên cao, có trình độ nghề nghiệp để hòa nhập xã hội của người khuyết tật.

Tại Hội nghị, PGS.TS Lê Văn Tạc – chuyên gia Trung tâm GD đặc biệt quốc gia, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam chia sẻ về người khuyết tật và nhu cầu ở Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện quyền được giáo dục của người khuyết tật (Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Na Uy, Mỹ, Nhật Bản). Từ đó, đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đồng thời nêu thực trạng nguồn nhân lực cho giáo dục người khuyết tật cũng như đánh giá điểm mạnh và tư vấn định hướng phát triển Trung tâm HTPTGDHN.

Các chuyên gia cũng có ý kiến về chính sách, vấn đề quản lí; góp ý để việc xây dựng Đề án GDHN cho người khuyết tật tiếp cận phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu của Luật giáo dục 2019, Luật Người khuyết tật và chính sách GDHN có chất lượng cho người khuyết tật của Chính phủ, Nhà nước và ngành Giáo dục.

Trung tâm HTPTGDHN phải là nơi thí điểm và chuyển giao tài liệu, đồ dùng dạy học và hướng dẫn môi trường phù hợp trong can thiệp giáo dục đặc biệt.  Thực hiện thí điểm giáo dục trẻ rối loạn phát triển sẽ giúp các em có môi trường học tập ở cấp phổ thông;  Bộ GD&ĐT có căn cứ triển khai chương trình giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển và hỗ trợ hòa nhập, là căn cứ xây dựng chính sách đảm bảo điều kiện sẵn sàng cho học hòa nhập của trẻ rối loạn phát triển ở trường học - TS Xim đặc biệt nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ