Cái cao nhất của trường đại học là tự chủ học thuật

GD&TĐ - Nêu vấn đề về tự chủ đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, cái cao nhất của trường đại học là tự chủ học thuật. Đây chính là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học, của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước nhà.

Tự do học thuật là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet
Tự do học thuật là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet

Tự chủ về học thuật mới thăng hoa được người thầy

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, chúng ta nói rất nhiều về tự chủ đại học nhưng mới nói ở góc độ hội đồng trường và hiệu trưởng và có ai hiểu hết tự chủ đại học là gì?

“Theo tôi, cái cao nhất của trường đại học là tự chủ về học thuật, bao gồm nghiên cứu đào tạo, về tư duy con người chứ không phải tự chủ là đào tạo cái gì, mở lớp đào tạo như thế nào….

Tự chủ về học thuật mới thăng hoa được người thầy, thăng hoa về khoa học. Vậy thì hiện nay chúng ta chuẩn bị tự chủ học thuật như thế nào?” PGS.TS Phan Thanh Bình trao đổi khi góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Nêu vấn đề, mục đích của tự chủ là gì? PGS.TS Chu Hồng Thanh – cho rằng, phải là tự do học thuật nhằm phát triển trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo, vun đắp tài năng, từ đó kiến tạo phát triển khoa học công nghệ của đất nước, phát triển xã hội.

“Trong toàn xã hội thì “tự do ngôn luận” đã được xác định tại Điều 25 Hiến pháp 2013; thể hiện tự do ngôn luận trong môi trường đại học chính là “tự do học thuật”. Có thể nói, tự do học thuật là chìa khóa thành công của phát triển giáo dục đại học, của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học” - PGS.TS Chu Hồng Thanh nhấn mạnh, đồng thời cho rằng:

Nếu tự chủ đại học không đạt được tự do học thuật thì tự chủ cũng chẳng có ý nghĩa gì, giống như dân tộc độc lập nhưng dân không được tự do thì đất nước cũng không phát triển được và độc lập cũng chẳng có mấy ý nghĩa.

“Như vậy dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học nên và cần phải đi xa hơn tới mục tiêu của tự chủ giáo dục đại học. Mặt khác tự chủ đại học là thuộc tính tự thân của cơ sở giáo dục đại học, phụ thuộc vào năng lực tự chủ tự thân và các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ” - PGS.TS Chu Hồng Thanh chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Chu Hồng Thanh, dự thảo đã nêu lên được vấn đề năng lực tự chủ nhưng cần tô đậm hơn các điều kiện thực hiện quyền tự chủ. Theo đó không phải là nhà nước giao hoặc cho các trường quyền tự chủ mà nhà nước xây dựng hành lang pháp lý về các điều kiện tự chủ và các tiêu chí đo lường năng lực tự chủ để các truờng hoàn toàn chủ động thực hiện quyền tự chủ của mình phù hợp với các quy định về tự chủ.

Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Ảnh minh họa/internet
Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Ảnh minh họa/internet

Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật

Dưới góc nhìn của một người giảng dạy, giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh - Học viện Quản lý Giáo dục – chia sẻ: Các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Tự chủ về học thuật là sự chủ động của các nhà trường trong mảng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Theo giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh, những nội dung cơ bản của quyền tự chủ trong học thuật bao gồm: tự chủ về các vấn đề trong mảng công tác đào tạo; tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình đào tạo; giáo trình và học liệu giảng dạy; phương pháp giảng dạy; các công cụ và phương tiện phục vụ; chuẩn mực và phương pháp kiểm tra, đánh giá; tiêu chuẩn học thuật như các tiêu chuẩn của văn bằng,...;

“Ngoài ra, còn tự chủ về mảng nghiên cứu khoa học gồm: Các ưu tiên trong nghiên cứu khoa học; quyền tự do nghiên cứu và xuất bản,...; tự chủ về các hình thức thực hiện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế…” - giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh trao đổi.

"Thực hiện tự chủ về học thuật, các trường đại học được tự quyết định về các ngành học cũng như chương; trình đào tạo; tự quyết định các tiêu chuẩn học thuật và đảm bảo chất lượng; tự quyết định phương thức tuyển sinh, số lượng tuyển sinh; tự quyết định các hình thức thực hỉện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tảc quốc tế,..." - giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.