Cải cách tiền lương bảo đảm ‘lương mới không thấp hơn lương cũ’

GD&TĐ - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh nhấn mạnh, lương mới đảm bảo không thấp hơn lương cũ.

(Ảnh minh họa/internet)
(Ảnh minh họa/internet)

Chiều 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin về tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn chính sách cải cách tiền lương và kết quả hoàn thiện Đề án xây dựng vị trí việc làm phục vụ cho cải cách tiền lương.

Ông Vũ Đăng Minh cho biết, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Thứ nhất là bảng lương chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, cấp xã. Đối với nội dung này, chúng ta phải mất nhiều năm mới ra được danh mục các chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý từ Trung ương đến cấp xã, bao quát được hết cơ quan của Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành pháp, tư pháp.

Thứ hai là dành cho đội ngũ chuyên môn, những người không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý.

3 bảng lương trong Công an, Quân đội, Lực lượng vũ trang (áp dụng với sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan Công an Nhân dân; quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật Công an; Quân nhân quốc phòng, Công an trong lực lượng cơ yếu).

Bộ Nội Vụ đã cùng với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo xin ý kiến về các nội dung cơ bản của cải cách tiền lương để trình Bộ Chính trị, tập trung vào các vấn đề như: Thống nhất 5 thang bảng lương vừa nêu, 9 nhóm phụ cấp lãnh đạo quản lý và các chế độ tiền thưởng với cán bộ, công chức, viên chức Lực lượng vũ trang.

Việc thực hiện mức khoán, số tiền cụ thể đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và bảo lưu tiền lương, thu nhập đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức giữ chức vụ quản lý.

Tiếp theo, Bộ Nội vụ xin ý kiến về việc thực hiện chế độ trợ cấp với cán bộ, công chức có mức lương cơ bản thấp hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 áp dụng với doanh nghiệp để bảo đảm bảo đối tượng cán bộ, công chức này đảm bảo đời sống.

“Chúng tôi đang xin ý kiến ở mức lương trên 5 triệu so với lương tối thiểu vùng. Việc này cũng cần phải xin ý kiến của Bộ Chính trị”, ông Vũ Đăng Minh thông tin.

Với những vấn đề trên, sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ liên quan sẽ trình các cấp thẩm quyền.

Theo ông Vũ Đăng Minh, việc quan trọng nhất là phải bảo đảm nguồn cải cách tiền lương. Do đó, Bộ vẫn kiên trì và kiên quyết thực hiện với phương châm sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn để tiết kiệm nguồn chi và tinh giản biên chế.

Liên quan Đề án xây dựng vị trí việc làm phục vụ cho cải cách tiền lương, ông Vũ Đăng Minh cho hay, việc này đã được các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt. Đây là cơ sở quan trọng để cải cách tiền lương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.