Cách mạng 4.0 không phải là dấu chấm hết cho kế toán, kiểm toán

GD&TĐ - Sáng 10/12, Học viện Tài chính phối hợp với Trường ĐH Tài chính – Marketing tổ chức Hội thảo quốc tế “Tài chính – Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.
Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với 4 điểm cầu trong nước (Hà Nội, TPHCM, Hưng Yên, Quảng Ngãi) và 3 điểm cầu quốc tế (2 ở Úc và Canada).

Kinh tế tư nhân đã nhỏ lại kém phát triển

Theo đánh giá, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đã nhỏ lại kém phát triển. Năng lực sản xuất công nghiệp của khu vực KTTN còn  yếu, mới chỉ ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là gia công lắp ráp, sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS Hoàng Đức Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing (TPHCM) chia sẻ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, KTTN chưa thực sự trở thành vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế như kỳ vọng; vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN ở nước ta hiện nay.

Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, tạo kiểu dáng, marketing... phần lớn được thực hiện bởi đối tác nước ngoài. Sự phân tầng trình độ công nghệ đang diễn ra trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp; công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại; công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung ở một số ít DNTN, ở một số ít lĩnh vực…

PGS.TS Trương Thị Thủy - PGĐ Học viện Tài chính (bên trái) và PGS.TS Lý Phương Duyên - PGĐ Trung tâm Đổi mới sáng tạo (Học viện Tài chính) chủ trì phiên họp toàn thể đầu cầu Hà Nội.
PGS.TS Trương Thị Thủy - PGĐ Học viện Tài chính (bên trái) và PGS.TS Lý Phương Duyên - PGĐ Trung tâm Đổi mới sáng tạo (Học viện Tài chính) chủ trì phiên họp toàn thể đầu cầu Hà Nội.

Để khắc phục được những khó khăn cũng như những thách thức của KTTN nhằm đạt được mục tiêu đề ra, TS Hoàng Đức Long cho rằng, cần nghiên cứu, đánh giá, trao đổi, thảo luận về thực trạng hoạt động, phát triển KTTN Việt Nam trong thời gian qua; qua đó để thấy được bức tranh tổng thể và toàn diện.

Trên cơ sở đó tìm ra được những giải pháp có luận cứ khoa học, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế mới để phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững. Đây cũng chính là lý do mà Trường Đại học Tài chính – Marketing phối hợp Học viện Tài chính tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Tài chính – Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”.

Công nghệ không đe dọa kế toán, kiểm toán

Thảo luận tại phiên họp toàn thể, GS Jacqueline Birt – Chủ tịch Hiệp hội Tài chính Kế toán Australia  và New Zealand, Trưởng khoa Tài chính Kế toán Đại học Tây Úc nhìn nhận, một trong những mối liên quan quan trọng đến thúc đẩy KTTN là cần trang bị kỹ năng công nghệ thông tin cho sinh viên ngay từ trong nhà trường.

Hội thảo đã nhận được hơn 160 bài viết của các học giả, các nhà khoa học trong cả nước và quốc tế. Ban tổ chức đã lựa chọn, biên tập được 140 bài để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo. Các bài viết đã tập trung phân tích đánh giá, nhận định khá đầy đủ, toàn diện thực trạng chính sách về kinh tế, tài chính, quản trị, về nhân lực, về kế toán và kiểm toán…với phát triển KTTN bền vững.

Các chương trình đào tạo, đặc biệt là chương trình mới cần có sự kết hợp của công nghệ thông tin. Đại dịch Covid-19 vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để chúng ta chuyển đổi phương thức dạy học; đồng thời là chất xúc tác để đẩy nhanh xu hướng công nghệ, chuyển đổi số trương các nhà trường.

Theo GS Jacqueline Birt, ngành Kế toán tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, GD-ĐT có vai trò quan trọng trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng kế toán, kiểm toán cho sinh viên. “Chúng ta không chỉ dạy cho sinh viên về công nghệ mà còn truyền cảm hứng đến sinh viên về công nghệ và sử dụng công nghệ” - GS Jacqueline Birt nói; đồng thời trao đổi:

Trong tương lai, nhu cầu nghề kế toán, kiểm toán có thể giảm mạnh, nhưng đây là thời điểm để các trường đổi mới chương tình đào tạo, nắm bắt xu thế, đón đầu tương lai.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia đông đảo các chuyên gia, diễn giả trong lĩnh vực tài chính, kế toán
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia đông đảo các chuyên gia, diễn giả trong lĩnh vực tài chính, kế toán

Thảo luận về nghề kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng mới trong tương lai; thạc sỹ Bùi Tuấn Minh – Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho biết, đã có rất nhiều nghiên cứu đến lĩnh vực này. Sớm hay muộn thì nghề kế toán, kiểm toán cũng phải thay đổi; nhưng cuộc cách mạng 4.0 không phải là dấu chấm hết cho lĩnh vực này.

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ; thạc sỹ Bùi Tuấn Minh cho rằng, trong tương lai các doanh nghiệp mong muốn có được những người làm kế toán, kiểm toán có nhiều kiến thức tổng quát, nắm bắt được xu thế phát triển về công nghệ; đa dạng hóa và có kỹ năng phân tích; tác động của các chuẩn mực mới của kế toán kiểm toán và phân tích được ảnh hưởng của xu thế tới doanh nghiệp và thậm chí người tiêu dùng. Kế toán viên sẽ sẵn sàng thực hiện cả vai trò phân tích kinh doanh, tư vấn chiến lược cho Ban giám đốc.

Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ không đe dọa mà thậm chí sẽ thúc đẩy để người làm kế toán phát triển bản thân, để thích nghi và đáp ứng công việc tốt hơn. Đối với các trường đại học, học viên đào tạo sinh viên kế toán tài chính, nên chú trọng tới việc cũng phát triển khả năng thích ứng với hoàn cảnh, sự kiên định cũng như tư duy logic, tư duy phản biện, năng lực hợp tác, làm việc nhóm và năng lực công nghệ thông tin.

Hội thảo tập trung thảo luận 6 vấn đề chính, gồm: Các chính sách tài chính – kế toán cho phát triển kinh tế tư nhân. Nguồn nhân lực, môi trường pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Quản lý kinh tế, cải cách tài chính công, cải cách hành chính để phát triển kinh tế tư nhân; điều kiện, giải pháp, định hướng phát triển kinh tế tư nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân….; Thực trạng, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; Kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập và cách mạng 4.0, tham gia các Hiệp định thương mại tư do…; Vai trò của nhà nước và các chủ đề khác liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho KTTN phát triển; Phân tích và đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ. Nhà nước cần làm gì để tăng cường khuyến khích, hỗ trợ KTTN đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển; chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.