Cách khắc phục những thói quen học tập chưa tốt

GD&TĐ - Để trở thành một sinh viên thành công, hãy bắt đầu bằng việc xem lại các kỹ năng học tập hiện tại của bạn. Việc xác định những kỹ năng học tập hay các lĩnh vực có thể tiếp thêm động lực sẽ giúp bạn giải quyết tốt bất kỳ tình huống khó khăn nào.

Cách khắc phục những thói quen học tập chưa tốt

Tìm ra cách tốt nhất để học tập là một tiến trình liên tục và không có câu trả lời nào là đúng hay sai. Tuy nhiên, một số thói quen học tập bạn có thể ứng dụng để “đánh thức” tiềm năng của bản thân. Hãy bắt đầu khắc phục những thói quen học tập chưa tốt và bắt đầu xây dựng những thói quen mới, hiệu quả hơn để thành công trong học tập.

Bắt đầu học mà không có kế hoạch, chờ đến phút chót mới bắt đầu làm bài.

Cách khắc phục: Trước khi bắt đầu học, hãy tạo ra một kế hoạch và phác thảo những gì bạn muốn hoàn thành trong khoảng thời gian này. Cách hiệu quả nhất là tạo ra một mục tiêu cho mỗi thời gian học, chẳng hạn như những khái niệm bạn có thể giải thích, hoặc bao nhiêu trang bài tập sẽ thực hiện.

Thay vì đợi đến phút chót mới làm bài tập, hãy viết ra giấy tất cả những bài tập cần làm ngay và lên kế hoạch làm bài một cách cụ thể. Hãy bắt đầu làm các bài tập ít nhất một tuần trước kỳ hạn và thực hiện từng bước. Cách này sẽ giúp bạn không cảm thấy áp lực do lượng bài tập quá nhiều.

Dành nhiều thời gian để học nhưng không làm được điều gì, tâm trí xao nhãng bởi điện thoại và phương tiện truyền thông.

Cách khắc phục: Hãy chọn thời điểm nào trong ngày bạn học tốt nhất và học nhiều nhất. Với một số người, buổi sáng là lúc trí não minh mẫn và học tốt nhất. Còn với người khác, buổi tối là lúc làm việc tốt nhất. Để tránh bị xao nhãng, hãy tắt điện thoại và đăng xuất khỏi phương tiện truyền thông xã hội. Lưu kiểm tra trên Facebook hay gửi văn bản đó đến bạn bè để thông báo với họ về thời gian học hoặc khi bạn kết thúc việc học trong ngày.

 

Học trong lúc xem tivi, cố gắng “nhồi nhét” hết các bài kiểm tra vào đêm hôm trước

Cách khắc phục: Hãy chọn một nơi yên tĩnh để học, có thể tránh xa mọi quấy nhiễu, và chỉ dành nơi đó cho việc học. Điều này góp phần động viên bạn làm việc tốt hơn và không bị xao nhãng. Đồng thời, tránh học trong phòng ngủ, nếu có thể, bởi không gian này chỉ nên dành để nghỉ ngơi và thư giãn.

Để tránh tình trạng học nhồi nhét, hãy bắt đầu học sớm và học mỗi đêm một ít. Việc xem lại bài vở trong một thời gian dài hơn sẽ giúp bạn nhớ được các thông tin tốt hơn, giúp xác định bất cứ lĩnh vực nào bạn cần thời gian để xem xét thêm.

Không sử dụng lịch làm việc, không ghi chép một cách rõ ràng.

Cách khắc phục: Hãy đặt ra một mục tiêu sử dụng lịch làm việc mỗi ngày trong một tháng. Viết ra giấy những ngày thực hiện dự án, bài kiểm tra và bài làm về nhà. Một khi đã có thói quen viết ra mọi thứ trong lịch làm việc, bạn sẽ nhớ chúng dễ dàng hơn và có kế hoạch để hoàn thành các bài tập đúng theo thời hạn.

Để tránh ghi chú lộn xộn, trước tiên hãy ghi chép một cách khoa học từng môn học trong bìa cứng riêng, sau đó bắt đầu thực hành ghi chép có hiệu quả hơn. Cố gắng ghi chú theo nhiều cách khác nhau, và chọn ra cách nào hiệu quả nhất. Ngoài ra, để tránh trường hợp học để nhớ, thay vì để hiểu, thay vì chỉ ghi nhớ thông tin của một bài kiểm tra, hãy kết nối bài với những thông tin khác đã học. Cần lập một bản đồ tư duy để có sử dụng các thông tin liên quan và phát triển sự hiểu biết sâu hơn.

Không nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên khi không hiểu bài, không rút tỉa kinh nghiệm từ những sai lầm.

Cách khắc phục: Mỗi đêm, hãy dành ra vài phút để xem xét và phản ánh những gì bạn học được trong ngày. Cần ghi chú lại bất cứ điều gì bạn không hiểu ở lớp để nhờ sự hỗ trợ của các giáo viên.

Bạn sẽ thành công hơn nếu biết học hỏi từ những sai lầm của mình. Nếu bài tập hay bài kiểm tra của bạn không có kết quả tốt, đừng vội nản chí. Thay vào đó, hãy sử dụng kinh nghiệm có thể giúp bạn cải thiện và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ