Cách chống thấm sân thượng, ban công khi trồng rau, nuôi cá…

Các gia đình thường sử dụng sân thượng làm vườn rau, trồng cây… chính vì thế việc bảo vệ sân thượng không bị thấm, lún là việc cần thiết.

Cách chống thấm sân thượng, ban công khi trồng rau, nuôi cá…

Trước khi mua chậu hay thùng xốp để trồng cây, điều đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm tra kết cấu của công trình. Bước đầu tiên này khá quan trọng giúp việc chọn mua chậu cây, khối lượng đất phù hợp với diện tích sân thượng của gia đình. Nếu còn băn khoăn hoặc khá lúng túng chưa biết bao nhiêu kg sẽ phù hợp với sân thượng, hãy nhờ kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng xem xét và tư vấn giúp để bạn có thể an tâm hơn trước khi chuẩn bị làm vườn.

Theo tiêu chuẩn của "Tải trọng và tác động" TCVN 2737, tải trọng mái và sàn sân thượng khi đã hoàn thiện được tính khoảng 150kg/ m2. Bạn có thể dựa vào mức tiêu chuẩn an toàn này để ước lượng số lượng chậu trồng và khối lượng đất, cây chuẩn bị trồng cho phù hợp.

Cach chong tham san thuong, ban cong khi trong rau, nuoi ca… - Anh 1

Các lớp chống thấm bằng lưới và xi măng

Các bước để tự làm chống thấm cho sân thượng, ban công nhà bạn

Thông thường các sân thượng đều có khả năng chống thấm tương đối trong trường hợp nước rút đi nhanh, nhưng nếu nước bị ứ đọng lâu thì khả năng bị thẩm thấu qua các lớp bê tông và tường gạch là khá cao. Vì vậy khi muốn thi công sân vườn trên sân thượng mà không ảnh hưởng đến các kết cấu khác của công trình cần tiến hành chống thấm. Tùy vào thiết kế của sân vườn mà lựa chọn giải pháp chống thấm cho toàn sân thượng hay chỉ ở những khu vực trồng cây. Việc chống thấm bao gồm xử lý bo tròn các góc bằng vữa, sau đó tiến hành phủ lớp chống thấm siêu đàn hồi độ bền cao gốc Polyurethan, cuối cùng là tráng một lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm.

Có thể tận dụng được vật liệu tự nhiên nên đỡ tốn kém hơn.

Cấu tạo của hệ thống này được chia ra các lớp như sau:

1. sàn bê tông cốt thép mái.

Cach chong tham san thuong, ban cong khi trong rau, nuoi ca… - Anh 2

Ảnh minh họa

2. lớp sơn chống thấm cho bề mặt bê tông sàn.

3. lớp vữa xi măng mác 100 tạo dốc.

4. lớp sỏi (hoặc cuội) viên có đường kính 3-5cm.

5. lớp lưới thép tiểu ly (chèn chặt và vén các cạnh xung quanh tránh đất bị rơi xuống lớp sỏi phía dưới)

6. lớp bao tải dứa. Lớp này làm tăng khả năng ngăn cách giữa lớp đất phía trên và lớp sỏi phía dưới đồng thời làm tăng khả năng dữ ẩm cho đất.

7. lớp đất trồng cây và cây trồng phía trên. Cũng nên sử dụng đất tơi xốp dể tốt cho cây và tăng khả năng thoát nước.

phương pháp này có vẻ không tối ưu bằng phương pháp trên nhưng hiệu quả cũng khá cao và cũng dễ dàng thi công với những vật liệu đơn giản dễ kiếm trên thị trường.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ