Cách chọn cua đồng sạch, nhận biết cua gây ngộ độc

Hiện nay có tình trạng cua đồng bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là những cách giúp người tiêu dùng nhận biết cua đồng sạch, đảm bảo vệ sinh.

Cách chọn cua đồng sạch, nhận biết cua gây ngộ độc

Những dấu hiệu không nên mua cua vì dễ ngộ độc

Tin tức trên báo Kiến thức, ngày 19/4, bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) xác nhận bệnh nhân Phan Văn Cư (SN 1962, trú tổ 19A, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tử vong trước đó do bị ngộ độc nặng vì ăn cua. Điều này khiến nhiều người hoang mang không biết phân biệt như thế nào để tránh mua cua có độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chị Lài (41 tuổi, chuyên bán cua ở chợ Nghĩa Tân Hà Nội) cho biết: “Người mua cua thường không để ý xem phần mai hay càng của chúng ra sao. Tuy nhiên mai của cua là một trong những điểm giúp nhận biết được con cua này có sức khỏe như thế nào. Những con cua có càng hoặc mai trong chuyển màu hơi xanh thì bạn không nên mua vì chúng đã ươn hoặc có thể đã được ngậm thuốc bảo quản trước đó”.

Cẩn thận khi mua cua giá rẻ vỉa hè, dán mác cua Cà Mau. Hiện nay tình trạng cua biển không rõ nguồn gốc xuất xứ, chết ươn thối nhiều ngày thường xuyên được “phù phép” lại để bán ra thị trường. Khi người dân không may ăn trúng những con cua biển đã bị chết lâu ngày sẽ dễ dẫn đến bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói...

Lớp da lụa trên càng cua cũng nên đặc biệt chú ý. Nếu lớp da này màu đen, nhăn nheo thì đây là cua đã chết trong một thời gian dài.

Cách chọn cua đồng sạch, nhận biết cua gây ngộ độc - Ảnh 1

Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn.

Một chuyên gia về hóa học cho biết: “Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2 CO2H). Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine (công thức phân tử C3H3N2H4 NH2) gây độc đối với cơ thể người”.

Bạn cũng nên cẩn thận với cua đã luộc chín nhưng để lâu vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

Nếu chọn mua cua lột, bạn nên mua những loại thật tươi, không bốc mùi, những dấu hiệu chứng tỏ chúng không bị bảo quản bằng hóa chất.

Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn. TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết: “Ăn cua đá biển rất dễ nhiễm sán lá phổi. Ở nước ta đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp mang ấu trùng sán lá phổi. Thực tế nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì sán lá phổi sau khi ăn cua đá”.

Chọn cua đồng sạch

Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, hiện nay, nhiều người thường lựa chọn cua đồng đã xay sẵn để tiết kiệm thời gian chế biến nhưng thực tế là người bán thường cẩu thả, để cả yếm cua vào xay nhuyễn nên dễ bị hoi, dùng cua chết để xay tạo mùi hôi khó chịu và ăn không ngon... Chưa kể cua đồng còn bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Để tránh mua phải của đồng "bẩn" người tiên dùng nên chú ý những đặc điểm dưới đây khi mua cua:

Qua bề ngoài của cua:

Để tránh mua phải cua đồng "bẩn", bạn nên hạn chế mua cua đã xay sẵn. Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh có chân còn đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập. Mai cua có màu xanh xanh và sủi bọt liên tục. Ngoài ra, cua còn tươi sẽ không có mùi hôi, ấn vào yếm thấy cứng là cua chắc thịt.

Còn đối với cua không đảm bảo chất lượng, thân cua khi ấn vào yếm không chắc mẩy và không có hình dáng to khỏe như cua đồng sạch. Cua không còn tươi sẽ có mùi hôi nhất định.

Qua cách bò của cua:

Đối với những con cua còn sống, cua đồng nào bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu, chúng sẽ bị ảnh hưởng và thường không bò nhanh như cua đồng sạch. Bạn nên chọn những con cua thường bò lên phía trên, khỏe mạnh thay vì những con cua yếu ớt hoặc bị chết.

Qua gạch cua:

Người mua nên cạy diềm mai phía cuối con cua để xem gạch. Nếu cua gạch màu son tươi đặc trưng thì là cua đồng chuẩn. Còn gạch màu đỏ nhạt hơi thiên xanh thì có chứa hóa chất.

Cách chọn cua đồng sạch, nhận biết cua gây ngộ độc - Ảnh 2

Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh có chân còn đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập.

Phân biệt cua đồng và cua nuôi

Cách phân biệt cua đồng và cua nuôi đơn giản đầu tiên đó là dựa vào hình thức bên ngoài. Cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và cua rất khỏe. Cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất, thường cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

Cách phân biệt tiếp theo đó là dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua sông có gạch vàng, cua nuôi gạch đen xanh. Cua sông nhỏ càng, vỏ bóng; cua nuôi càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp. Cua sông thịt chắc, dai, ngọt; còn thịt cua nuôi nát, ăn có vị mặn chát.

Người tiêu dùng cũng cần biết thêm về cách chọn cua để tránh “tiền mất tật mang”. Khi mua cua, nên chọn những con cua cái, mai màu vàng hoặc xám, mai cua cứng, thì thịt cua sẽ chắc và nhiều gạch. Cua bò nhanh. Chọn cua không to quá và không nhỏ quá, cua bé thì không có nhiều thịt, cua to thì mai cua sẽ to nặng cân. Nên chọn những con cua vừa to hơn ngón chân cái 1 chút.

Ngoài ra người tiêu dùng cũng lưu ý là nên lựa chọn mua cua tại các địa điểm uy tín, tránh mua cua giá rẻ bày bán tràn lan trên thị trường.

Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ