Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng chuẩn nhất, giúp bé tăng cân, không lo thấp còi

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ trong tương lai.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ trong tương lai.

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 23,8% (năm 2017). Tỷ lệ này có giảm qua các năm nhưng vẫn ở ngưỡng cao so với các nước trong khu vực châu Á. 

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Tuy nhiên, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. 

Trước tiên, các bậc phụ huynh cần phải nắm được những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ suy dinh dưỡng có 7 biểu hiện như sau:

- Ăn kém và thường bị rối loạn tiêu hóa với các hiện tượng như tiêu chảy, phân sống.

- Không tăng cân và thậm chí có dấu hiệu giảm cân.

- Teo nhỏ do mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

- Tóc thưa rụng, dễ bị gãy và đổi màu.

- Thịt nhẽo và cánh tay teo mỡ.

- Da xanh xao.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng chuẩn nhất, giúp bé tăng cân, không lo thấp còi ảnh 1Cha mẹ nên theo dõi cân nặng, chiều cao của bé đều đặn. Trẻ tăng cân hàng tháng là dấu hiệu của quan trọng cho thấy trẻ đang phát triển khỏe mạnh. Trẻ chậm tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và dinh dưỡng.

Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, mức cân nặng trung bình lúc mới sinh là khoảng 3kg. Nếu sinh đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg là trẻ bị suy dinh dưỡng bảo thai. Một trẻ phát triển bình thường thì sau 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi, 12 tháng cân nặng tăng gấp 3 so với lúc mới sinh.

Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng. 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng. 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh. Từ 2 - 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm.

Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50cm. Trong 3 tháng đầu sau sinh trẻ tăng khoảng 3cm/tháng; 4-6 tháng tăng 2-2,5cm/tháng; 7-9 tháng tăng 2cm/tháng; 10-12 tháng tăng 1-1,5 cm/tháng. Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (cao khoảng 75cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì.

Cha mẹ có thể theo dõi chiều cao, cân nặng của con mình để biết xem con có phát triển bình thường, đúng với chỉ số của các nhà nghiên cứu đưa ra hay không.

tre-em-suy-dinh-duong-phunutoday-02

Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ nên chăm sóc con như thế nào?

Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, trẻ cần được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Bởi canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.

Lượng canxi hấp thụ trong gia đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hệ xương và chiều cao của trẻ.

Đối với trẻ từ tháng thứ 7 có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng, ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được cho ăn dặm, số bữa ăn mỗi ngày tăng theo số tháng tuổi. Ví dụ: 6 tháng tuổi mẹ cho bé ăn một 1 bữa bột loãng/ngày, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc.

Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ). Trẻ từ 3-6 tuổi thì cho ăn 5-6 bữa/ngày.

Mẹ cũng cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn của con bằng cách chọn những loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc. Cho trẻ ăn chín uống sôi, không để trẻ ăn thức ăn qua đêm. Bữa ăn của trẻ cần có đủ các loại thực phẩm như rau củ, thịt cá...

Cần thường xuyên thay đổi món ăn để trẻ không cảm thấy nhàm chán, giúp bé nhận biết mùi vị của đồ ăn và có hứng thú hơn với các bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn không nên ép trẻ phải ăn hết lượng thức ăn đã chuẩn bị cho bé trong một bữa.

Cha mẹ có thể bình tĩnh xem xét xem bé thích ăn món gì, không thích món gì để điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, không nên dọa nạt để ép bé ăn, bé sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng và không muốn ăn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ