Đừng để trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn vàng

Suy dinh dưỡng là hệ quả của việc trẻ không được cung cấp đầy đủ về năng lượng, thiếu các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ: trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém.

Đừng để trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn vàng

Nhận biết sớm nguy cơ

Suy dinh dưỡng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong khi dưới 3 tuổi lại là “giai đoạn vàng”, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện. Do đó, mọi thiếu sót về chăm sóc dinh dưỡng của ba mẹ cho trẻ trong độ tuổi này đều có thể để lại những hậu quả khó khắc phục được, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, thậm chí là khả năng học tập và lao động khi lớn lên.

Suy sinh dưỡng trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời sẽ gây nên những tổn thương khó hồi phục
Suy sinh dưỡng trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời sẽ gây nên những tổn thương khó hồi phục

Tuy nhiên, điều đáng mừng là suy dinh dưỡng có thể nhận biết sớm qua các chỉ số về cân nặng và chiều cao. Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng khi nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình, và suy dinh dưỡng về chiều cao khi thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình.

Ngoài ra, trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong 2-3 tháng,trẻ thiếu cân cũng có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bên cạnh việc theo dõi phát triển thể chất của con, tình hình sức khỏe của bé cũng là yếu tố quan trọng. Với những bé có biểu hiện đau yếu, kém linh hoạt, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần được thăm khám để sớm có biện pháp khắc phục.

Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong 03 tháng có nguy cơ suy dinh dưỡng
Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong 03 tháng có nguy cơ suy dinh dưỡng

Những lưu ý khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

Điều quan trọng trong việc giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi chính là việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ.

Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu không tăng cân trong 2-3 tháng liên tục, mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng.

Mẹ cần xem lại chế độ ăn của trẻ, xem đã đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm protein, chất béo, rau quả, chất bột đường và các sản phẩm từ sữa chưa? Trẻ có bị ép ăn, các bữa ăn có quá gần nhau?

Ngoài ra, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng như các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), thêm dầu mỡ vào bữa ăn để tăng hấp thu vitamin, đa dạng hóa nguồn đạm, tăng cường các loại đạm dễ tiêu như cá…

Có thể cải thiện sức ăn của trẻ bằng cách cho trẻ ăn sữa chua ngay sau bữa ăn. Theo thời gian, khả năng tiêu hóa sẽ được cải thiện, giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn ở bữa kế tiếp.

Tăng cường số lượng bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày, mỗi bữa ăn đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường (cơm,bún, phở, mì, nui...), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu...), béo (dầu, mỡ), và rau củ, trái cây, vì không có một loại thực phẩm đơn độc nào chứa đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà phải phối hợp nhiều loại cùng lúc để cung cấp cho bé nhiều nhất các chất dinh dưỡng.

Cần đặc biệt chú ý, không ép trẻ ăn, cho trẻ ăn theo nhu cầu

Khi trẻ ở trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi thì cần đưa đi khám và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và có thể cho trẻ dùng các sản phẩm sữa đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi chứa thành phần ưu việt cần thiết tối đa cho sự phát triển của trẻ.

Theo dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ