Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ.
Theo truyền thống mâm ngũ quả gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ, ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ của các loại trái cây trong đất trời.
Ngoài ra, con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ., số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Sau đây là hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản và đẹp mắt, các gia đình có thể tham khảo để bày biện cho dịp Tết Tân Sửu 2021:
Các loại quả thường được bày biện trên mâm ngũ quả ngày Tết gồm có:
- Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm hạnh phúc bên nhau và cùng nhau hứng lấy may mắn, luôn bao bọc và che chở cho nhau suốt đời.
- Phật thủ: tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho cả gia đình.
- Bưởi: thể hiện mong muốn an khang, thịnh vượng.
- Lê, Đào, Cam, Quýt: tượng trưng cho sự thành đạt danh vọng, thăng tiến trong sự nghiệp.
- Lựu: mong muốn con đàn cháu đống.
- Táo: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
- Thanh long: tượng trưng cho rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
- Quả trứng gà/ Lêkima: là lộc trời cho.
- Dưa hấu: căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
- Đu đủ: nghĩ là đầy đủ, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
- Xoài: phát âm giống như “xài” tượng trưng cho cầu mong việc tiêu xài không thiếu thốn.