Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Cell, các nhà nghiên cứu giải thích, với việc sử dụng các mẫu mô của bệnh nhân mắc Covid-19, họ đã phát hiện ra rằng, cơ chế liên kết của virus với các tế bào ở người là tương tự như chủng virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng SARS năm 2003.
Sau đó bằng cách thêm một biến thể biến đổi gen của ACE2 (hoursACE2), các nhà khoa học đã ngăn không cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào. Theo kết quả nuôi cấy tế bào được phân tích trong nghiên cứu, ACE2 cũng ức chế tải lượng virus corona gây bệnh viêm phổi cấp.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các mạch máu và các chất hữu cơ thận để chứng minh rằng SARS-CoV-2 có thể trực tiếp lây nhiễm và nhân lên trong các mô này, một nguyên nhân có thể gây ra suy đa tạng và tổn thương tim mạch trong các trường hợp Covid-19 nặng. Việc bổ sung ACE2 cũng làm giảm nhiễm SARS-CoV-2 ở những cơ quan này.
Tuy nhiên, ông Ali Mirazimi, trợ lý giáo sư tại Khoa Y học thuộc Viện Karolinska, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu cũng nhấn mạnh, thí nghiệm chỉ kiểm tra tác dụng của thuốc trong các giai đoạn đầu khi nhiễm Sars CoV-2 và cần nghiên cứu thêm để xác định xem nó có hiệu quả trong các giai đoạn phát triển bệnh sau này hay không.
Trong lúc này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã bắt đầu hoặc chuẩn bị tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn nhằm xác định liệu vắc xin BCG (Bacillus Calmette–Guérin), loại vaccine chủ yếu được dùng để phòng bệnh lao, có giúp bảo vệ chống lại Covid-19 hay không.
Theo Viện nghiên cứu y tế quốc gia Pháp, điểm khởi đầu cho ý tưởng này là mối tương quan được tìm thấy trong các nghiên cứu dịch tễ học giữa tỷ lệ tiêm phòng BCG với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Covid-19.
Tương tự như hiệu quả bảo vệ của vaccine, đặc biệt là ở trẻ em, đối với các bệnh về nhiễm trùng đường hô hợp chứ không chỉ với bệnh duy nhất được hướng đến là lao phổi.
Tuy nhiên, mối tương quan quan sát được trong các nghiên cứu dịch tễ học là không đủ để thiết lập thực tế của tác dụng bảo vệ này. Để chứng minh, cần phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trong đó số trường hợp, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và số ca tử vong sẽ được so sánh ở hai nhóm người, một số người được tiêm vắc-xin BCG và những người khác bằng giả dược.
Giáo sư Camille Locht, Giám đốc nghiên cứu của Viên nghiên cứu y tế quốc gia Pháp cho biết: “Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy BCG là một loại vũ khí hữu hiệu trong phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết luận về hiệu quả trong phòng chống Sars CoV 2, thì vẫn phải cần các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát”.
Thử nghiệm đã bắt đầu được tiến hành ở quy mô lớn tại Áo (4.000 người tham gia) và Hà Lan (1.000 người tham gia). Tây Ban Nha và Pháp sắp tới cũng sẽ tham gia. Kết quả thử nghiệm đầu tiên tại Pháp có thể được công bố trong 3 đến 4 tháng tới.
Nếu khả quan, thì việc tiêm phòng vaccine BCG, vốn bắt buộc tại Pháp từ năm 2007 có thể sớm được triển khai để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và số người tử vong do Covid-19.