Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại được hình ảnh và âm thanh của sấm sét tại cùng một lúc

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Tây Nam (Hoa Kỳ) lần đầu tiên chụp lại được hình ảnh của những đợt sóng âm tạo ra từ hiện tượng sấm sét. 

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại được hình ảnh và âm thanh của sấm sét tại cùng một lúc
công này giúp họ hiểu rõ hơn về điều gì diễn ra khi sét hoạt động, hứa hẹn sẽ phát triển nên kỹ thuật đo lường năng lượng của sét thông qua tiếng sấm tạo ra. Nghiên cứu đã được báo cáo tại Hội nghị của Liên minh địa vật lý diễn ra mới đây.

Video ghi lại cú sét nhân tạo do nhóm nghiên cứu tạo ra

Trước giờ, các nhà khoa học đã hiểu có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc của sét, nhưng vẫn còn thiếu hình ảnh chi tiết về cơ chế vật lý đằng sau hiện tượng này. 

Những cơn sóng chấn động được tạo ra khi dòng điện dưới hình thức tia chớp di chuyển từ đám mây mang điện âm xuống dưới mặt đất. 

Lượng nhiệt cực lớn khiến không khí xung quanh giãn nở ra một cách quá nhanh và đột ngột, tạo thành nhiều sóng chấn động liên tiếp mà chúng ta nghe và gọi là "sấm".

Tinhte-sam-set.
Hình ảnh tia sét và sơ đồ sóng âm của tiếng sấm đi kèm

Nhà nghiên cứu Maher Dayeh và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Tây Nam, Hoa Kỳ đã tạo ra một cơn sấm sét nhân tạo bằng cách dùng tên lửa nhỏ bắn một dây đồng dài, bọc Kevlar vào đám mây mang điện. 

Kết quả là các tia sét sẽ chạy theo dây dẫn điện xuống mặt đất. Tiếp theo, nhóm dùng 15 micro với độ nhạy cực cao nằm ở trên mặt đất cách vị trí sét đánh 95 mét nhằm ghi lại những đợt sóng âm tạo thành. Từ đó, họ đã tạo ra một bản đồ mô tả chi tiết âm thanh tạo ra khi sét đánh.

Nhóm cho biết rằng những hình ảnh thu được ban đầu trong có vẻ như một bức tranh đầy màu sắc hiện đại. Tuy nhiên khi tách các âm thanh ở tần số khác nhau ram hình ảnh trở nên chi tiết hơn, cho thấy những đặc điểm rất riêng của sấm sét. 

Các âm thanh biến đổi một cách đột ngột nhưng vẫn kéo dài, vang xa khi cú sét chấm dứt. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng âm sắc của sấm sét phụ thuộc vào cường độ cực đại của dòng điện chạy qua tia sét. Bằng cách này, họ tin rằng sẽ có thể phát triển được kỹ thuật đo năng lượng của tia sét thông qua âm thanh mà nó tạo ra.

Theo tinhte.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.