Các kiểu chết oan vì điện thoại phổ biến nhất thế giới

Đây là những cách mà bạn cũng có thể thiệt mạng như người khác, vì chiếc điện thoại của mình, trong đó có tự chết, làm người khác bị chết và bị người khác giết chết.

Người phụ nữ đáng thương không may thiệt mạng vì mải nhìn điện thoại
Người phụ nữ đáng thương không may thiệt mạng vì mải nhìn điện thoại

Tự chết vì mải mê dùng điện thoại rớt xuống nước

Đêm ngày 1/1/2016, một phụ nữ vừa đi bộ vừa mải mê dùng điện thoại nên đã bị rơi xuống một sông tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Camera giám sát đặt bên dòng sông cho thấy, người phụ nữ họ Wang đã cắm cúi dùng điện thoại, cho đến khi ngã xuống bờ sông không rào chắn và chỉm nghỉm sau khoảng 1 phút vùng vẫy.

Cô gái đáng thương nàu là mẹ của hai đứa con nhỏ chỉ được tìm thấy vào sáng hôm sau, khi chồng của cô phát hiện chiếc giầy quen thuộc mà cô mang, nổi trên bờ sông.

Zhou Renjun, sĩ quan cảnh sát địa phương phụ trách điều tra vụ án nói, nước sông chỉ ngập đến ngực một người lớn trung bình, nhưng bùn và nền trơn có thể làm người ta trượt chân và sặc nước.

Lời khuyên: Nên chú ý xung quanh khi di chuyển và không nên sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông.

Con chết vì mẹ mải mê dùng điện thoại

Ngày 21/8/2015, Tân Hoa Xã đưa tin, một người mẹ trẻ đi cùng con đến cửa tiệm bách hoá tại Trịnh Châu, Trung Quốc.

Gần địa điểm mua sắm, có một chỗ đậu xe hơi rất đông xe qua lại. Người mẹ trẻ đã mải mê dùng điện thoại mà quên mất đứa con trai của mình.

Em bé mới 2 tuổi vô tình đi lạc vào chỗ đỗ xe và bị một chiếc SUV cán phải, thiệt mạng.

Người phụ nữ trẻ khóc ngất vì tai nạn của đứa con mình - ảnh: Tân Hoa Xã

Trước đó, một bé gái 3 tuổi ở tỉnh Chiết Giang nước này, cũng rơi từ chung cư xuống đất, do người bố mải mê lơ là điện thoại, không trông con.

Lời khuyên: Trẻ con rất hiếu động, hãy để ý đến con cái ở những nơi công cộng.

Chết vì “tự sướng” với điện thoại

Từ khi thuật ngữ “selfie” ra đời, con số người chết vì chụp ảnh tự sướng ngày càng gia tăng.

Trong số các vụ “chết trong khi sướng”, phổ biến nhất là chết do rơi từ các mỏm núi, sau đó là tự mình bóp cò súng với họng chĩa vào đầu. Khi selfie với tư thế dí súng vào đầu, người chụp không biết rằng, lúc họ sử dụng một tay để bấm nút chụp ảnh, thì tay kia thường cũng sẽ đồng thời tự bóp cò.

Mới đây, tháng 9/2015, Kristi Kafcaloudis, nữ sinh viên 24 tuổi từ Úc đã tới Nauy và ghé thăm mỏm đá Trolltunga.

Sau đó, Kafcaloudis đã cố gắng tạo tư thế để chụp một tấm ảnh đẹp và mất thăng bằng, rơi từ độ cao 300m từ mỏm đá xuống khe núi, sau một ngày mới tìm thấy xác.

Lời khuyên: Chụp tự sướng cũng được, nhưng đừng quá mạo hiểm vì một bức ảnh đẹp.

Chết vì sạc pin điện thoại

Chiều 20/9 năm 2015, chị Ngô Thị Liên (24 tuổi, Nam Đàn, Nghệ An) bị phát hiện đã chết, trên tay vẫn cầm chiếc iPhone đang sạc.

Theo khám nghiệm hiện trường, công an phát hiện trên cổ tay chị Liên có hai vết cháy xem, nguyên nhân tử vong là vì điện giật. Chiếc iPhone do chị dùng là iPhone đời cũ và nhiều khả năng, sử dụng những phụ kiện không chính hãng, không đảm bảo sự an toàn.

Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới cũng đã xảy ra nhiều vụ chết người do vừa sạc vừa dùng điện thoại, nguy hiểm nhất là hành vi vừa sạc điện thoại và sử dụng trong phòng tắm.

Lời khuyên: Hãy sử dụng các phụ kiện điện thoại chính hãng, không nên vừa dùng điện thoại vừa cắm sạc pin.

Dùng điện thoại đẹp cũng chết

Giữa tháng 9/2015 vừa qua, Công an Khánh Hoà đã bắt và khám xét nhà Tô Quốc Việt (SN 1984) và Phan Du Long (SN 1987) để điều tra về hành vi giết người và cướp tài sản.

Theo đó, vào ngày 12/9, anh Lê Kim Tân (SN 1984) uống rượp say và bị Việt, Long lục túi, lấy đi một chiếc điện thoại iPhone 4S. Khi cả hai tên đang giờ trò trộm cắm thì anh Tân tỉnh dậy, túm lấy tay Long và bị Việt dùng kéo đâm chết để giải vây cho đồng bọn.

iPhone được cho là một trong những dòng điện thoại ưa thích của các nhóm cướp, năm 2013 có vụ chặt tay cướp điện thoại hi hữu đã xảy ra. Do nhầm một người đàn ông cầm iPhone (thực chất là điện thoại Trung Quốc) trước cửa nhà, tên Trần Chính Đại (27 tuổi) đã cầm mã tấu chém đứt lìa tay nạn nhân, để cướp lấy chiếc máy. Tên này bị toà kết án 13 năm tù vì tội cướp tài sản.

Lời khuyên: Không nên ngủ say ngoài đường với những vật có giá trị, nên cẩn trọng với đồ đạc khi bên cạnh xuất hiện những người xấu.

Chết vì cầm điện thoại như cầm súng

2/1/2016, Reuters cho hay, cảnh sát Las Vegas đã công bố tên của nghi phạm Keith Childress, 23 tuổi bị bắn chết, do hai sĩ quan cảnh sát đã nhầm chiếc điện thoại mà anh ta cầm với một khẩu súng.

Keith Childress, 23 tuổi, bị truy nã vì hành vi bạo lực, âm mưu giết người tại Arizona và bị truy đuổi hôm 30/12/2015.

Hai cảnh sát đuổi bắt Keith Childress phát hiện nghi phạm vừa lái ô tô vừa cầm một vật có vẻ giống khẩu súng, cảnh sát ra lệnh cho anh ta nhiều lần phải “thả các vũ khí”, trước khi nã một loạt đạn vào xe ô tô của anh này.

Sau khi nghi phạm bị bắn chết, hai viên cảnh sát mới phát hiện ra vật mà nghi phạm cầm thực chất là một chiếc điện thoại di động, hiện cả hai đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Lời khuyên: Điện thoại là điện thoại, đừng khiến ai đó tưởng rằng điện thoại của bạn là súng hay vũ khí khác, đặc biệt là không nên chống đối cảnh sát, nếu họ sai, bạn có thể kiện họ sau.

Trên đây là những cách thông thường mà bạn dễ chết bởi điện thoại. Ngoài ra, khoa học còn chứng minh được rằng, dùng điện thoại trước khi đi ngủ và ngay khi mới tỉnh dậy cũng dễ chết, đang yêu mà đi chơi lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, tình yêu tan vỡ, thất tình cũng dễ gây cảm giác... muốn chết.

Hoặc, đã từng có những tên khủng bố, thủ lĩnh các nhóm phiến quân trên thế giới bị Mỹ hay các cơ quan chính phủ khác không kích chết, chỉ vì bị định vị qua điện thoại di động.

Thế nên, có thể là sử dụng điện thoại di động không hề an toàn, như cách mà bạn đang tưởng.

Theo ITC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ