Các biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn Salmonella

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Vi khuẩn Salmonella có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Vi khuẩn Salmonella có thể gây biến chứng là nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn Salmonella có thể gây biến chứng là nhiễm trùng máu.

Ảnh hưởng nặng nề tới ruột

Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) là thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có quy mô lớn. Mới đây, theo kết quả phân lập mẫu bệnh phẩm, hàng trăm học sinh ở Trường iSchool (Nha Trang) bị ngộ độc thực phẩm là do loại vi khuẩn này.

Ngày 5/12, Trung tâm Y tế Nha Trang cho biết, nhân viên nhà bếp đã chiên cánh gà chưa chín kỹ, khiến học sinh ngộ độc.

BS.CKI Hoàng Đình Thành - Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người được ghép tạng, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu, khả năng tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ cao hơn.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn Salmonella dễ khiến cơ thể bị mất nước. Trong đó, một số dấu hiệu cảnh báo thường gặp gồm: Đi tiểu ít hơn bình thường; Nước tiểu sẫm màu; Cảm giác khô miệng, lưỡi; Mắt trũng sâu. Người bệnh cũng có thể không tiết nước mắt khi khóc, cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn bình thường

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, người dân cần hết sức cảnh giác với ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) gây ra. Bởi, vi khuẩn này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Một trong những biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Salmonella gây ra là tổn thương niêm mạc ruột. Theo PGS Nga, nội độc tố của vi khuẩn Salmonella có thể gây ra ảnh hưởng rất nặng nề tại ruột. Nội độc tố sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, như: Kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột.

Trong một số trường hợp, bệnh trầm trọng hơn và kéo dài. Khoảng 10 - 30% người trưởng thành có viêm khớp phản ứng trong vài tuần sau khi ngừng tiêu chảy. Đặc điểm thường gặp là đau và sưng. Bệnh nhân thường đau ở hông, đầu gối và gân Achilles.

Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella cũng có thể gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu ít gặp ở bệnh nhân viêm dạ dày ruột, ngoại trừ ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn thuộc

Salmonella như S. Choleraesuis, S. Typhimurium, và S. Heidelberg có thể gây tình trạng kéo dài. Người bệnh thường tử vong nếu tình trạng kéo dài trên 1 tuần, sốt nhiều ngày, nhức đầu, khó chịu và ớn lạnh. Song, những bệnh nhân này hiếm khi bị tiêu chảy.

Người bệnh có thể nhiễm trùng nội mạch, như viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm trùng phình động mạch chủ bụng. Bệnh nhân có thể có các đợt tái phát hoặc bệnh nhiễm trùng xâm lấn khác, như viêm khớp nhiễm trùng do Salmonella.

Nguy cơ ở người tổn thương miễn dịch

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 độ C trong vòng một giờ hoặc 100 độ C trong 5 phút. Hoặc, vi khuẩn này cũng có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường.

Theo PGS Nga, nhiễm khuẩn máu cũng là một trong những biến chứng gây ra bởi vi khuẩn Salmonella. “Nhiễm khuẩn máu có nhiều khả năng xảy ra hơn ở những bệnh nhân bị tổn thương về mặt miễn dịch (ví dụ, bệnh nhân bị HIV/AIDS) và ở người có tình trạng tan máu (ví dụ, thiếu máu hồng cầu hình liềm, sốt rét, sốt Oroya)”, chuyên gia chia sẻ.

Cụ thể, đây là những nhóm có nhiều khả năng bị nhiễm trùng khu trú, như viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy xương, viêm phổi, viêm nội mạc động mạch (ví dụ, phình động mạch chủ nhiễm trùng), viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường mật và viêm màng não.

Trong trường hợp không có các yếu tố nguy cơ, nhưng gặp tình trạng nhiễm Salmonella lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài, bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm HIV ngay lập tức.

Một biến chứng khác là nhiễm trùng Salmonella khu trú. PGS Nga cho biết, tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh có hoặc không mắc bệnh nhiễm trùng máu.

Biến chứng này gây đau hoặc dẫn đến từ cơ quan có liên quan như: Đường tiêu hoá (gan, túi mật, ruột thừa), nội mạc (ví dụ như mảng xơ vữa động mạch, phình động mạch vành, van tim), màng ngoài tim, màng não, phổi, khớp, xương, tiết niệu sinh dục hoặc các mô mềm.

Các khối u đặc tồn tại trước đây có thể phát triển áp xe. Từ đó, có thể trở thành nguồn nhiễm khuẩn huyết Salmonella. Trong đó, S. Choleraesuis và S. Typhimurium là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng cục bộ. Vì vậy, PGS Nga nhấn mạnh, điều quan trọng là người dân cần ăn chín, uống sôi.

“Vi khuẩn Salmonella lây theo đường ăn uống qua thức ăn, nước uống, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường bếp ăn là hết sức cần thiết. Cần ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, rau sống không rõ nguồn gốc”, chuyên gia khuyến cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoài thờ Kinh Dương Vương, trong đền còn thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ với bức đại tự “Đại Nam tổ miếu”.

Tháng Ba, thăm lăng mộ Thủy tổ nước Nam

GD&TĐ - Mấy nghìn năm có lẻ, ở gò đất cao tụ khí làng Á Lữ, xã Đại Đồng (Bắc Ninh) đã lưu giữ linh hài của ông nội Vua Hùng, Thủy tổ nước Nam Kinh Dương Vương.
U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.